Sau năm 2018, thuế nhập khẩu thịt heo về 0%

Lý giải nguyên nhân giá trên, các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp chăn nuôi tại Thái Lan, Malaysia và Indonesia không phải chịu 5% thuế VAT đầu vào thức ăn như ở Việt Nam. Bên cạnh đó, quy mô đàn và năng suất lao động của Việt Nam đang kém xa các quốc gia trên. Đơn cử, 1 công nhân ở Thái Lan có thể quản lý đàn gà công nghiệp 20.000 con, trong khi con số này ở nước ta cao nhất chỉ khoảng 5.000 con.
Ông Đoàn Xuân Trúc – Phó Chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho biết, các mặt hàng thịt gà, trứng gia cầm, thịt chế biến được duy trì mức thuế bảo hộ 5% đến năm 2020.
Sau thời gian trên, việc chênh lệch giá giữa gà ngoại nhập ở các nước Đông Nam Á và Việt Nam sẽ nới rộng lên thành 20 – 25%. Sản phẩm trong khối sẽ tràn vào Việt Nam với giá rẻ và chất lượng, đẩy doanh nghiệp Việt vào nguy cơ thua lỗ, phá sản nếu vẫn sản xuất với quy mô nhỏ lẻ.
Theo Ông Tống Xuân Chinh, Phó Vụ trưởng Vụ Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), đối với sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi, đặc biệt là gia cầm thì có một vài điểm cần thực hiện ngay. Thứ nhất là loại bỏ 1 số khâu trung gian làm tăng giá thành, ví dụ 6-7% về giống, 9-10% về thức ăn chăn nuôi và 8-12% khâu trung gian về giết mổ. Thứ hai là phải mở rộng quy mô, 50% cơ sở chăn nuôi hiện nay vẫn là nông hộ. Chính vì vậy để mở rộng quy mô thì cần cho người dân tiếp cận nguồn vốn, đất đai.
Còn đối với thịt heo, hiện nay giá bán trong nước dao động từ 90.000 – 110.000đ/kg, cao hơn các nước trong khu vực 10 – 15%, cụ thể:
Từ nay đến năm 2018, thịt heo sẽ được áp dụng thuế nhập khẩu là 5%. Sau mốc thời gian trên, thuế sẽ giảm về 0%. Khi đó, giá thịt heo Việt Nam còn chênh lệch hơn so với các nước trong khu vực.
Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội khẳng định, cần phải tổ chức lại sản xuất trong nước, tổ chức lại hệ thống phân phối và gắn kết hệ thống phân phối, nếu không thì hàng việt sẽ không còn trụ vững 80-90% trong siêu thị. Ở các nước, người ta có luật hóa về phân chia lợi nhuận cho người sản xuất – cái gốc phát triển của xã hội. Ví dụ như Thái Lan, bán 1 kg đường thì người sản xuất mía phải được lợi nhuận 70%, còn lại các khâu trung gian 30%. Nhưng chúng ta chưa làm được nên hiện nay người sản xuất thiệt thòi và người tiêu dùng phải chịu mua giá cao.
Hiện nay, Việt Nam có trên 27 triệu con heo, đứng đầu Đông Nam Á, với sản lượng thịt xếp thứ 6 thế giới. Theo các chuyên gia, nếu Việt Nam hình thành được vùng chăn nuôi an toàn, đảm bảo tiêu chí: chăn nuôi sạch, con giống tốt, giết mổ hiện đại thì có thể giảm giá bán từ 10 – 15% so với hiện tại. Điều này sẽ giúp giá bán thịt heo Việt Nam ngang bằng so với Thái Lan và các nước trong khu vực, đảm bảo lợi thế cạnh tranh khi AEC có hiệu lực.
Có thể bạn quan tâm
Nhờ chịu khó tìm tòi, nghiên cứu các ứng dụng khoa học kỹ thuật áp dụng vào trồng trọt, ông Nguyễn Thanh Bình ngụ ấp Khánh Nhơn, xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp thu lời mỗi năm hơn 600 triệu đồng từ vườn cam mật.

Sau 3 năm triển khai diệt bệnh chổi rồng trên nhãn, huyện Chợ Lách (Bến Tre) đạt được kết quả khả quan. Ngành Nông nghiệp đã chuyển giao thành công cho nông dân cách xử lý phù hợp bằng các giải pháp giống, kỹ thuật canh tác và hóa học. Đồng thời, ngành chức năng tìm lối ra cho diện tích nhãn bị nhiễm bệnh nặng bằng hình thức chuyển đổi giống cây trồng hợp lý theo lộ trình tái cơ cấu nông nghiệp của địa phương.

Nhiều doanh nghiệp cho hay họ không thể xuất khẩu được thịt gà VN dù đạt mọi tiêu chuẩn khắt khe từ các thị trường khó tính và đối tác đặt hàng bởi vướng ở khâu thú y.

Hiện nay, dù Anh chỉ là thị trường nhập khẩu (NK) cá tra và cá da trơn của Việt Nam lớn thứ 4 tại EU, nhưng 3 năm trở lại đây, đặc biệt là từ năm 2014, tăng trưởng NK của nước này luôn đạt mức cao và ổn định nhất khu vực.

Từ 10 ngày nay giá hành tây và khoai tây tại Đà Lạt tăng mạnh do nguồn hàng dự trữ đã hết.