Sau năm 2018, thuế nhập khẩu thịt heo về 0%

Lý giải nguyên nhân giá trên, các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp chăn nuôi tại Thái Lan, Malaysia và Indonesia không phải chịu 5% thuế VAT đầu vào thức ăn như ở Việt Nam. Bên cạnh đó, quy mô đàn và năng suất lao động của Việt Nam đang kém xa các quốc gia trên. Đơn cử, 1 công nhân ở Thái Lan có thể quản lý đàn gà công nghiệp 20.000 con, trong khi con số này ở nước ta cao nhất chỉ khoảng 5.000 con.
Ông Đoàn Xuân Trúc – Phó Chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho biết, các mặt hàng thịt gà, trứng gia cầm, thịt chế biến được duy trì mức thuế bảo hộ 5% đến năm 2020.
Sau thời gian trên, việc chênh lệch giá giữa gà ngoại nhập ở các nước Đông Nam Á và Việt Nam sẽ nới rộng lên thành 20 – 25%. Sản phẩm trong khối sẽ tràn vào Việt Nam với giá rẻ và chất lượng, đẩy doanh nghiệp Việt vào nguy cơ thua lỗ, phá sản nếu vẫn sản xuất với quy mô nhỏ lẻ.
Theo Ông Tống Xuân Chinh, Phó Vụ trưởng Vụ Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), đối với sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi, đặc biệt là gia cầm thì có một vài điểm cần thực hiện ngay. Thứ nhất là loại bỏ 1 số khâu trung gian làm tăng giá thành, ví dụ 6-7% về giống, 9-10% về thức ăn chăn nuôi và 8-12% khâu trung gian về giết mổ. Thứ hai là phải mở rộng quy mô, 50% cơ sở chăn nuôi hiện nay vẫn là nông hộ. Chính vì vậy để mở rộng quy mô thì cần cho người dân tiếp cận nguồn vốn, đất đai.
Còn đối với thịt heo, hiện nay giá bán trong nước dao động từ 90.000 – 110.000đ/kg, cao hơn các nước trong khu vực 10 – 15%, cụ thể:
Từ nay đến năm 2018, thịt heo sẽ được áp dụng thuế nhập khẩu là 5%. Sau mốc thời gian trên, thuế sẽ giảm về 0%. Khi đó, giá thịt heo Việt Nam còn chênh lệch hơn so với các nước trong khu vực.
Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội khẳng định, cần phải tổ chức lại sản xuất trong nước, tổ chức lại hệ thống phân phối và gắn kết hệ thống phân phối, nếu không thì hàng việt sẽ không còn trụ vững 80-90% trong siêu thị. Ở các nước, người ta có luật hóa về phân chia lợi nhuận cho người sản xuất – cái gốc phát triển của xã hội. Ví dụ như Thái Lan, bán 1 kg đường thì người sản xuất mía phải được lợi nhuận 70%, còn lại các khâu trung gian 30%. Nhưng chúng ta chưa làm được nên hiện nay người sản xuất thiệt thòi và người tiêu dùng phải chịu mua giá cao.
Hiện nay, Việt Nam có trên 27 triệu con heo, đứng đầu Đông Nam Á, với sản lượng thịt xếp thứ 6 thế giới. Theo các chuyên gia, nếu Việt Nam hình thành được vùng chăn nuôi an toàn, đảm bảo tiêu chí: chăn nuôi sạch, con giống tốt, giết mổ hiện đại thì có thể giảm giá bán từ 10 – 15% so với hiện tại. Điều này sẽ giúp giá bán thịt heo Việt Nam ngang bằng so với Thái Lan và các nước trong khu vực, đảm bảo lợi thế cạnh tranh khi AEC có hiệu lực.
Có thể bạn quan tâm

Bước sang năm 2014 là năm thứ 4, Công ty CP Cao su Hà Giang triển khai trồng, chăm sóc các giống cao su kháng lạnh. Ký ức về thiệt hại do giá rét năm 2010 vẫn chưa nguôi, nhưng đó cũng là bài học, là kinh nghiệm vô cùng quý giá để cho người trồng cao su thêm phần quyết tâm trên vùng đất khó.

Trước những diễn biến bất lợi của thời tiết trong thời gian vừa qua như rét đậm, rét hại kéo dài, hạn hán... việc triển khai sản xuất vụ Xuân ở Yên Minh theo đúng khung thời vụ đang gặp rất nhiều khó khăn.

Với lợi thế thời gian nuôi ngắn và sản lượng cao, cùng với giá cả liên tục tăng cao, tôm chân trắng đã được nông dân chọn làm đối tượng nuôi công nghiệp. Trong khi đó, tỉnh Cà Mau chưa sản xuất được con giống thẻ chân trắng. Ngành chức năng chưa ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật để áp dụng kiểm tra chất lượng giống tôm chân trắng. Vì thế, người nuôi tôm có nguy cơ thiếu nguồn tôm giống chất lượng.

Tại các bến bãi của xã, một không khí nhộn nhịp và đông đúc chưa từng thấy. Những con đường dẫn vào bãi sò tắc nghẽn liên tục vì lượng sò ngư dân vận chuyển quá lớn. Trên bãi sò, hàng trăm lao động tất bật chen nhau vận chuyển, phân loại, cạy tách vỏ sò. Các bãi sò ở Chí Công liên tiếp, nối liền nhau như một đại công trường khai thác hải sản.

Vụ chiêm xuân 2013 – 2014, toàn tỉnh gieo cấy 8.273ha, đạt 98,25% kế hoạch. Để đảm bảo nước tưới cho lúa chiêm xuân, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các địa phương trong tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều biện pháp cung cấp nguồn nước, kịp thời cho cây lúa.