Sâu Đục Trái Gây Hư Hại Mít Trồng

Vừa qua, tại thôn Tầm Ngân 2, xã Lâm Sơn (Ninh Sơn) có khoảng 3 sào mít, trong đó có 15% cây mít đang mùa thu hoạch bị sâu đục trái gây hư hại.
Mít trái khi chín tới đã bị thối cuống, hư múi và sinh dòi, nhiều cây rơi rụng cả trái mít non. Theo khảo sát của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, nguyên nhân xảy ra hiện tượng trên là do vườn mít trồng trên đất núi mới khai phá với mật độ dày lại không chăm sóc kỹ, nên đã tạo môi trường cho sâu bệnh phát triển.
Trước tình hình trên, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh khuyến cáo người trồng mít cần làm vệ sinh vườn, tỉa bớt các cành lá và tiêu huỷ ngay các trái mít non hư rụng bằng cách đào hố chôn và rải lên một lớp vôi sống. Khi phát hiện có sâu, có thể dùng các thuốc bảo vệ thực vật để phun diệt. Đặc biệt để tránh sâu bệnh, người trồng mít phải chú ý tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, trồng cây mật độ thưa theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn và bón thúc phân đầy đủ.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 21-7, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Chánh đã có cuộc họp với các sở, ngành liên quan để nghe báo cáo và xử lý những kiến nghị của Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai.

Thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang tích cực triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi.

Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam đang bắt đầu bộc lộ rất nhiều bất cập cần phải điều chỉnh và thay đổi kể từ khi triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp như một cách nhìn lại mình để “lột xác” và phát triển. Nhiều chuyên gia mạnh dạn cho rằng, đã đến lúc phải giảm dần lúa gạo để đầu tư cho nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Vì sao?
Chăn nuôi bò là một trong những mô hình hiệu quả đã giúp nhiều hộ nghèo tham gia Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững ở xã Hòa Long (huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) và xã Vĩnh Thạnh (huyện Lấp Vò) vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Thực hiện kế hoạch khuyến nông năm 2015, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KNKN) tỉnh Bình Định đã đầu tư kinh phí và phối hợp với Trạm KN huyện Tây Sơn thực hiện mô hình nuôi gà trên nền đệm lót sinh học tại xã Tây Vinh với quy mô 100 m2 đệm lót và 800 con gà; có 2 hộ trực tiếp tham gia.