Sâu Đục Trái Gây Hư Hại Mít Trồng

Vừa qua, tại thôn Tầm Ngân 2, xã Lâm Sơn (Ninh Sơn) có khoảng 3 sào mít, trong đó có 15% cây mít đang mùa thu hoạch bị sâu đục trái gây hư hại.
Mít trái khi chín tới đã bị thối cuống, hư múi và sinh dòi, nhiều cây rơi rụng cả trái mít non. Theo khảo sát của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, nguyên nhân xảy ra hiện tượng trên là do vườn mít trồng trên đất núi mới khai phá với mật độ dày lại không chăm sóc kỹ, nên đã tạo môi trường cho sâu bệnh phát triển.
Trước tình hình trên, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh khuyến cáo người trồng mít cần làm vệ sinh vườn, tỉa bớt các cành lá và tiêu huỷ ngay các trái mít non hư rụng bằng cách đào hố chôn và rải lên một lớp vôi sống. Khi phát hiện có sâu, có thể dùng các thuốc bảo vệ thực vật để phun diệt. Đặc biệt để tránh sâu bệnh, người trồng mít phải chú ý tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, trồng cây mật độ thưa theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn và bón thúc phân đầy đủ.
Có thể bạn quan tâm

Hơn phân nửa số người nuôi cá tra ở tỉnh An Giang hiện nay đành chấp nhận treo ao, số còn lại một phần đang thoi thóp đeo bám nghiệp nuôi cá tra và có một số người đã đem con cá lóc về nuôi ngay trong ao cá tra với hy vọng làm giảm bớt khoản nợ nần từ nghề nuôi cá tra trước đó để lại.

Những năm qua, cùng với việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đẩy mạnh các phong trào thi đua, Hội Nông dân thị trấn Tân Sơn (Ninh Sơn) đã tranh thủ nhiều nguồn của các cấp hội, tạo mọi điều kiện để hội viên được vay vốn phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đời sống.

Năm 2010, Đồn Biên phòng Hòa Hiệp Nam (Đông Hòa - Phú Yên) đã tiến hành nuôi thử nghiệm giống heo rừng lai với mục đích dùng sản phẩm thịt để nâng cao chất lượng bữa ăn cho cán bộ chiến sĩ trong đồn. Cùng với việc phục vụ nhu cầu của đơn vị, sau hơn 2 năm triển khai, mô hình này đã có hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Nhờ thời tiết thuận lợi cho việc thả tôm nuôi, từ đầu năm đến nay, nông dân huyện Thuận Nam thả nuôi được 127 ha tôm, chủ yếu là tôm thẻ chân trắng, tăng 50 ha so với cùng kỳ tập trung ở xã Phước Dinh. Nông dân địa phương đã thu hoạch 90 ha đạt sản lượng 1.344 tấn tôm thịt và xuất bán 246 triệu con tôm Post 15.

Thời gian qua, tại một số địa phương, người dân đã tự phát nuôi Guinea pig hay còn gọi là chồn nhung đen để lấy thịt. Tuy nhiên, hiện nay chồn nhung đen chưa có tên trong danh sách các vật nuôi nông nghiệp, không rõ nguồn gốc và chưa có kết quả khảo nghiệm của các cơ quan chuyên môn. Do vậy chưa có căn cứ đánh giá mặt tích cực, cũng như tác hại của chồn nhung đen, đồng thời cũng chưa có căn cứ kết luận về giá trị dinh dưỡng và chất lượng thịt của vật nuôi này.