Sâu đục thân mình trắng tàn phá vườn cà phê

Trong đó, các xã bị thiệt hại nặng nhất là Xuân Trường 509ha, Xuân Thọ 560ha, Trạm Hành 292ha… Qua kiểm tra, diện tích bị nhiễm chủ yếu là sâu đục thân mình trắng đang trong giai đoạn vũ hóa thành sâu trưởng thành.
Ông Lê Thìn – Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Trường cho biết: “Sâu đục thân mình trắng gây hại rất nặng nề trên cây cà phê của xã, hiện nay đã có trên 500ha cà phê bị nhiễm sâu đục thân, tỷ lệ gây hại từ 40 – 80%, có những vườn bị gây hại trên 90% ở thôn Xuân Sơn và Cầu Đất”.
Tại các điểm gây hại nặng ở thôn Xuân Sơn, Cầu Đất, cán bộ Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt, cùng với cán bộ Hội Nông dân, Khuyến nông viên của xã đã hướng dẫn bà con cắt bỏ phần bị hại để tiêu diệt bằng cách đốt hoặc chẻ thân cây ra, thu sâu non mới trưởng thành để tiêu diệt, đồng thời phải bón phân cân đối, đầy đủ để cây phát triển tốt, tăng sức đề kháng.
Các loại thuốc hoặc hoạt chất để phòng trừ như Diazinon: Diazol 10GR, Diazan 50EC rải đều xung quanh gốc, liều lượng 20 – 30kg/ha, Chlorpyrifos Ethyl + Crypermethrin: Tungcydan 55EC liều lượng 1,5 lít/ha, Chlorpyrifos Ethyl + Alpha-Cypermethrin: Supertac 500EC liều lượng sử dụng 2,5 lít/ha, lượng nước phun 800 lít/ha và phun ướt đều toàn bộ cây, đặc biệt phun kỹ thân cây và phun vào sáng sớm hoặc chiều mát.
Trong thời gian tới, Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt sẽ tiến hành tổ chức các lớp tập huấn đến từng thôn bị hại nặng trên địa bàn các xã Xuân Trường, Xuân Thọ, Trạm Hành để hướng dẫn bà con nông dân các biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu đục thân gây hại kịp thời.
Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ trên tờ Dân Việt, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết: “Việc nhập khẩu ngô tăng vọt trong thời gian qua chủ yếu là do, chăn nuôi tập trung theo quy mô công nghiệp trong nước tăng, trong khi nguồn nguyên liệu trong nước lại giảm do khó mở rộng diện tích trồng ngô”.

Trong lĩnh vực trồng trọt, cây ngô có vị trí quan trọng thứ hai sau cây lúa. Tuy nhiên, nhiều năm nay đã tồn tại một nghịch lý là Việt Nam xuất khẩu (XK) hơn 7 triệu tấn gạo, còn sản xuất ngô vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước.

Với lợi thế về tài nguyên đất, trong năm 2013 và 2014, huyện Vị Xuyên nỗ lực tạo “đột phá” trong sản xuất nông nghiệp (SXNN), bằng cách gắn kết chặt chẽ giữa 3 nhà: Nhà nông – Nhà nước – Nhà doanh nghiệp để tạo đầu ra ổn định cho cây cải sa-lát và chanh leo, những cây trồng mới trên địa bàn huyện; đồng thời, thực hiện thí điểm chăn nuôi bò nhốt dành cho đồng bào hạ sơn...

Thời gian qua, diễn biến thời tiết phức tạp, nắng nóng kéo dài, trên lúa HT 2014 tại Nghệ An và Hà Tĩnh dịch sâu cuốn lá nhỏ (SCLN) đã phát sinh gây hại.

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam ngày 4/7 cho biết, vừa qua BộNông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có Quyết định số 2998/QĐ-BNN-TT, ban hành “Hướng dẫn thực hiện các tiêu chí cơ bản của VietGAP cho sản xuất rau” dựa trên cơ sở đề xuất và kết quả của một dự án do JICA tài trợ.