Sâu đục thân mình trắng tàn phá vườn cà phê

Trong đó, các xã bị thiệt hại nặng nhất là Xuân Trường 509ha, Xuân Thọ 560ha, Trạm Hành 292ha… Qua kiểm tra, diện tích bị nhiễm chủ yếu là sâu đục thân mình trắng đang trong giai đoạn vũ hóa thành sâu trưởng thành.
Ông Lê Thìn – Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Trường cho biết: “Sâu đục thân mình trắng gây hại rất nặng nề trên cây cà phê của xã, hiện nay đã có trên 500ha cà phê bị nhiễm sâu đục thân, tỷ lệ gây hại từ 40 – 80%, có những vườn bị gây hại trên 90% ở thôn Xuân Sơn và Cầu Đất”.
Tại các điểm gây hại nặng ở thôn Xuân Sơn, Cầu Đất, cán bộ Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt, cùng với cán bộ Hội Nông dân, Khuyến nông viên của xã đã hướng dẫn bà con cắt bỏ phần bị hại để tiêu diệt bằng cách đốt hoặc chẻ thân cây ra, thu sâu non mới trưởng thành để tiêu diệt, đồng thời phải bón phân cân đối, đầy đủ để cây phát triển tốt, tăng sức đề kháng.
Các loại thuốc hoặc hoạt chất để phòng trừ như Diazinon: Diazol 10GR, Diazan 50EC rải đều xung quanh gốc, liều lượng 20 – 30kg/ha, Chlorpyrifos Ethyl + Crypermethrin: Tungcydan 55EC liều lượng 1,5 lít/ha, Chlorpyrifos Ethyl + Alpha-Cypermethrin: Supertac 500EC liều lượng sử dụng 2,5 lít/ha, lượng nước phun 800 lít/ha và phun ướt đều toàn bộ cây, đặc biệt phun kỹ thân cây và phun vào sáng sớm hoặc chiều mát.
Trong thời gian tới, Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt sẽ tiến hành tổ chức các lớp tập huấn đến từng thôn bị hại nặng trên địa bàn các xã Xuân Trường, Xuân Thọ, Trạm Hành để hướng dẫn bà con nông dân các biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu đục thân gây hại kịp thời.
Có thể bạn quan tâm

Khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ đã nghiên cứu thành công quy trình cho sinh sản nhân tạo, ấp nở và ương nuôi cá bột đối với nguồn cá đối bố mẹ thành thục được chọn từ tự nhiên. Theo TS Lê Quốc Việt cùng nhóm cộng sự, cá đối mẹ có trọng lượng 250g, cho đẻ trên 300.000 trứng, tỷ lệ nở khoảng 50%. Cá bột lớn nhanh, đạt kích cỡ 1,1 - 1,3cm và tỷ lệ sống 20% - 40% sau ba tuần tuổi.

Từng niên vụ, tổ luôn bám sát các bộ giống thích nghi do Cục Khuyến nông khuyến cáo; phối hợp chặt chẽ với trung tâm giống nông nghiệp sở tại và tiến hành nhân giống lúa cấp xác nhận phục vụ nhu cầu sản xuất.

Vụ nuôi tôm năm nay, xã Phước Hòa (huyện Tuy Phước - Bình Định) thả nuôi trên diện tích 327 ha, trong đó có 15 ha vùng Kim Đông nuôi theo phương thức bán thâm canh (BTC), 20ha nuôi quảng canh cải tiến đơn tôm, diện tích còn lại nuôi tôm xen với các đối tượng thủy sản khác.

Hàng trăm ha dừa, mía và đất ruộng tại nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long biến thành ao nuôi cá lóc trong thời gian ngắn. Diện tích nuôi cá không ngừng tăng lên nhưng các địa phương vẫn gặp khó trong việc quản lý.

Cá hô (Catlocarpio siamensis) là loài cá có kích thước lớn nhất trong họ Cá chép (Cyprinidae). Cá hô thường sinh sống ở những hố lớn cạnh bờ những dòng sông lớn, nhưng chúng cũng có thể bơi vào những kênh, rạch, sông nhỏ để kiếm thức ăn trong một số thời điểm. Loài cá này đang bên bờ tuyệt chủng vì bị đánh bắt.