Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sâu đục củ khoai lang tác nhân, sự gây hại và giải pháp quản lý

Sâu đục củ khoai lang tác nhân, sự gây hại và giải pháp quản lý
Ngày đăng: 28/08/2015

Đó là chủ đề của hội thảo do nhóm nghiên cứu đề tài “Xây dựng quy trình và mô hình quản lý tổng hợp sâu đục củ khoai lang ở tỉnh Vĩnh Long” vừa tổ chức tại Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng (Đại học Cần Thơ).

Theo nhóm nghiên cứu, tình trạng sâu đục củ khoai lang được ghi nhận từ năm 2012, tổng diện tích chịu ảnh hưởng là gần 5.000ha, tập trung nhiều tại huyện Bình Tân. Sau quá trình tìm hiểu, nhóm đã xác định được loài sâu và triệu chứng gây hại.

Thành trùng của loài sâu hại này là loài bướm có kích thước nhỏ, thân mình và cánh có màu xám. Ấu trùng tấn công trên bề mặt củ khoai, đục vào củ tạo thành các lỗ tròn nhỏ, cạn. Khi đủ lớn, ấu trùng hóa nhộng ngay trong đất, được bảo vệ bởi cái kén bằng đất và chất hữu cơ có màu nâu đen trùng với màu của đất nên rất khó phát hiện.

Một số giải pháp phòng trị sâu này là cần vệ sinh đồng ruộng sau mỗi vụ thu hoạch; sử dụng nấm Trichoderma vệ sinh đất, màng phủ trên vồng khoai trước khi trồng…

Đề tài do nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Cần Thơ và Chi cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long thực hiện từ tháng 5/2014, với tổng kinh phí trên 500 triệu đồng. Sau hội thảo, quy trình phòng trị sẽ tiếp tục phổ biến, áp dụng rộng rãi cho người trồng.


Có thể bạn quan tâm

Khoan Giếng Lấy Nước Ngọt Nuôi Cá Lóc, Kiếm Bạc Trăm Triệu Tại Trà Vinh Khoan Giếng Lấy Nước Ngọt Nuôi Cá Lóc, Kiếm Bạc Trăm Triệu Tại Trà Vinh

Để nuôi cá lóc, nông dân ở xã Đại An (huyện Trà Cú) không chỉ vất vả đào ao mà họ còn phải cất công khoan giếng lấy nước ngọt nuôi cá. Sau hơn 4 tháng nuôi bà con thu về bạc 100 triệu, cao gấp 50 lần so với trồng lúa.

19/03/2013
Ngậm Ngùi Vụ Tôm Trái Vụ Ngậm Ngùi Vụ Tôm Trái Vụ

Mặc dù ngành chức năng đã khuyến cáo các hộ nuôi tôm không thả nuôi tôm trái vụ để cải tạo ao đầm, nhưng người dân ở nhiều địa phương vẫn tiếp tục thả nuôi vụ mới, bất chấp rủi ro dịch bệnh do điều kiện thời tiết không thuận lợi.

22/03/2013
Bệnh Lạ Trên Tôm Hùm Ở Bình Ba Bệnh Lạ Trên Tôm Hùm Ở Bình Ba

Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa cho biết, kết quả phân tích 8 mẫu tôm hùm bị bệnh lạ tại thôn Bình Ba (xã Cam Bình, TP. Cam Ranh) cho thấy, 8 mẫu đều phát hiện có trùng lông ký sinh; 7/8 mẫu nhiễm mấm Fusarium (tác nhân gây bệnh đen mang), 5/8 mẫu nhiễm vi khuẩn Vibrio (tác nhân gây hoại tử gan tụy), không phát hiện thấy vi khuẩn ký sinh nội bào Rickettsia-like (tác nhân gây bệnh sữa).

22/03/2013
Sản Xuất Cá Giống Trong Tỉnh Cung Chưa Đủ Cầu Ở Dak Lak Sản Xuất Cá Giống Trong Tỉnh Cung Chưa Đủ Cầu Ở Dak Lak

Dak Lak được đánh giá là tỉnh nuôi trồng thủy sản phát triển nhất trong khu vực Tây Nguyên, với diện tích 9 nghìn ha. Năm 2012, sản lượng thủy sản Dak Lak đạt 14.450 tấn, lượng cá bột sản xuất 970 triệu con, nhưng số con giống sản xuất tại chỗ chỉ đạt 46 triệu con, mới đáp ứng được 59% nhu cầu con giống trong tỉnh.

22/03/2013
Nghêu Chết Hàng Loạt, Ước Thiệt Hại Khoảng 300 Tỉ Đồng Ở Tiền Giang Nghêu Chết Hàng Loạt, Ước Thiệt Hại Khoảng 300 Tỉ Đồng Ở Tiền Giang

Từ đầu tháng 2-2013 đến nay, các sân nghêu khu vực biển Tân Thành huyện Gò Công Đông, Tiền Giang chết hàng loạt với diện tích nghêu chết cao kỷ lục hơn 1.300 ha, ước thiệt hại gần 300 tỉ đồng. Dù chưa, xác định được chính xác tác nhân chính gây chết nghêu nhưng cả người dân và cơ quan chức năng bước đầu đều nhận định có thể do ô nhiễm môi trường vùng nuôi.

22/03/2013