Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sâu đục củ khoai lang tác nhân, sự gây hại và giải pháp quản lý

Sâu đục củ khoai lang tác nhân, sự gây hại và giải pháp quản lý
Ngày đăng: 28/08/2015

Đó là chủ đề của hội thảo do nhóm nghiên cứu đề tài “Xây dựng quy trình và mô hình quản lý tổng hợp sâu đục củ khoai lang ở tỉnh Vĩnh Long” vừa tổ chức tại Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng (Đại học Cần Thơ).

Theo nhóm nghiên cứu, tình trạng sâu đục củ khoai lang được ghi nhận từ năm 2012, tổng diện tích chịu ảnh hưởng là gần 5.000ha, tập trung nhiều tại huyện Bình Tân. Sau quá trình tìm hiểu, nhóm đã xác định được loài sâu và triệu chứng gây hại.

Thành trùng của loài sâu hại này là loài bướm có kích thước nhỏ, thân mình và cánh có màu xám. Ấu trùng tấn công trên bề mặt củ khoai, đục vào củ tạo thành các lỗ tròn nhỏ, cạn. Khi đủ lớn, ấu trùng hóa nhộng ngay trong đất, được bảo vệ bởi cái kén bằng đất và chất hữu cơ có màu nâu đen trùng với màu của đất nên rất khó phát hiện.

Một số giải pháp phòng trị sâu này là cần vệ sinh đồng ruộng sau mỗi vụ thu hoạch; sử dụng nấm Trichoderma vệ sinh đất, màng phủ trên vồng khoai trước khi trồng…

Đề tài do nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Cần Thơ và Chi cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long thực hiện từ tháng 5/2014, với tổng kinh phí trên 500 triệu đồng. Sau hội thảo, quy trình phòng trị sẽ tiếp tục phổ biến, áp dụng rộng rãi cho người trồng.


Có thể bạn quan tâm

Kiểm soát ngưỡng chịu đựng của ao tôm Kiểm soát ngưỡng chịu đựng của ao tôm

Tỉnh Sóc Trăng đã thả nuôi được 50.100 ha tôm nước lợ, đạt 111,3% kế hoạch, trong đó có hơn 14.000 ha bị thiệt hại, chiếm khoảng 28% diện tích thả nuôi, tập trung ở huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên và thị xã Vĩnh Châu.

08/11/2015
Ít khả năng thiếu hụt nguồn nguyên liệu chế biến cá tra xuất khẩu Ít khả năng thiếu hụt nguồn nguyên liệu chế biến cá tra xuất khẩu

Mặc dù ở những tháng cuối năm, nhu cầu cá tra nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu sẽ tăng lên nhưng giá cá dự báo sẽ tiếp tục ổn định trong các tháng còn lại của năm 2015.

08/11/2015
Tầm quan trọng của việc ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi thủy sản Tầm quan trọng của việc ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi thủy sản

Các mặt hàng thực phẩm thủy sản là phải an toàn, chất lượng, đòi hỏi người nuôi thủy sản phải tăng cường các biện pháp phòng bệnh nhằm hạn chế dư lượng các loại hóa chất và kháng sinh trong sản phẩm thủy sản để đáp ứng nhu cầu thị trường, nhất là thị trường quốc tế.

08/11/2015
Hiện tượng thủy triều đỏ ở vùng biển Bình Thuận Hiện tượng thủy triều đỏ ở vùng biển Bình Thuận

"Thủy triều đỏ” (red tide) hay còn gọi hiện tượng “nở hoa nước” (water bloom).

08/11/2015
Dùng thủy sinh thực vật trong xử lý nước thải chế biến thủy sản Dùng thủy sinh thực vật trong xử lý nước thải chế biến thủy sản

Nhóm tác giả Lý Thị Thanh Loan (Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II); Nguyễn Thị Huyền (Trường ĐH khoa học tự nhiên TP.HCM) đã nêu ra một phương pháp xử lý nước thải thủy sản khá hiệu quả, ít tốn kém, đó là ứng dụng thủy sinh thực vật.

08/11/2015