Sau Dịch, Người Chăn Nuôi Vẫn Điêu Đứng Đầu Ra

Dịch cúm gia cầm tại tỉnh Đắk Lắk đã cơ bản được khống chế, nỗi lo dịch bệnh tạm lắng xuống, nhưng thay vào đó, thị trường đầu ra của gia cầm quá chậm chạp cộng với chi phí đầu vào tăng thêm từ 20-25% so với trước đây.
Hơn 1 tháng nay, anh Kê - chủ trang trại chuyên cung cấp giống gia cầm tại huyện Ea Kar đứng ngồi không yên với đàn gà giống bị tồn đọng hàng chục ngàn con. Nguyên nhân do nguồn cung cho thị trường các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông gần như bị chững lại sau khi xuất hiện dịch cúm gia cầm tại tỉnh Đắk Lắk.
Anh Đoàn Tâm Kê, xã Cư Ni, huyện Ea Kar cho biết: “Thời điểm bình thường, một tuần trang trại bán khoảng 15.000 con giống còn bây giờ chỉ sản xuất chừng 4.000 ngàn con, nhưng có tuần bán được, có tuần không, đa số là phải để lại nuôi”.
Khó khăn là thực trạng chung của người chăn nuôi gia cầm hiện nay. Khó khăn vì không bán được sản phẩm, chi phí đầu vào đã vượt giá thành mà người nuôi bỏ ra. Theo tính toán, bình quân một con gà thịt đến tuổi bán, mỗi ngày sẽ chi phí thức ăn hết gần 1.000 đồng. Vì vậy, gà giữ lại ngày nào là lỗ thêm ngày đó.
Dịch cúm gia cầm năm nay tại Đắk Lắk nói riêng, cả nước nói chung không nghiêm trọng như những lần trước, tuy nhiên cũng khiến người dân phải lao đao. Không chỉ vùng có dịch, mà những vùng ngoài dịch cũng chung nỗi lo không bán được gà, vịt. Từ thực tế này, người chăn nuôi rất cần một chính sách quản lý mua bán, tiêu thụ gia cầm hợp lý.
Với tổng đàn gia cầm gần 7 triệu con nhưng nguồn cung chậm chạp như hiện nay đã khiến hàng ngàn hộ chăn nuôi ở tỉnh Đắk Lắk đang lâm vào tỉnh cảnh khó khăn, nợ nần. Gà, vịt tồn đọng, giá bấp bênh làm người dân khốn khó, nhưng lại là cơ hội để tư thương đặt ra nhiều điều kiện để ép giá đối với người chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Trước tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi cũng như việc rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát yêu cầu: cần phải có những giải pháp mạnh tay nhằm xử lý dứt điểm tình trạng này.

Vào những tháng cuối năm, việc vận chuyển, kinh doanh gia súc, gia cầm tăng mạnh; người chăn nuôi tập trung tái đàn nhằm bảo đảm nguồn cung thực phẩm. Trong khi đó, công tác phòng ngừa dịch bệnh vẫn còn nhiều kẽ hở nên nguy cơ bùng phát, lây lan dịch rất lớn.

Theo ông Nguyễn Quốc Kiệt, Giám đốc HTX Chăn nuôi - Thủy sản Gò Công cho biết: trung bình mỗi ngày HTX cung ứng từ 700 - 1.000 con gà ta Gò Công thịt, với giá ổn định từ năm 2012 đến nay là 65.000 đồng/kg gà trống và 75.000 đồng/kg gà mái.

Đi tìm hiểu mới vỡ lẽ, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi buộc phải đưa chất cấm vào sản phẩm của mình để “giữ chân” các chủ trại và hàng ngàn đại lý trung gian khắp cả nước, nhằm có được doanh số cao…

Nhờ liên kết, các trại gà công nghiệp tại xã Diên Lộc (huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) đang phát huy hiệu quả.