Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sau Dịch, Người Chăn Nuôi Vẫn Điêu Đứng Đầu Ra

Sau Dịch, Người Chăn Nuôi Vẫn Điêu Đứng Đầu Ra
Ngày đăng: 01/04/2014

Dịch cúm gia cầm tại tỉnh Đắk Lắk đã cơ bản được khống chế, nỗi lo dịch bệnh tạm lắng xuống, nhưng thay vào đó, thị trường đầu ra của gia cầm quá chậm chạp cộng với chi phí đầu vào tăng thêm từ 20-25% so với trước đây.

Hơn 1 tháng nay, anh Kê - chủ trang trại chuyên cung cấp giống gia cầm tại huyện Ea Kar đứng ngồi không yên với đàn gà giống bị tồn đọng hàng chục ngàn con. Nguyên nhân do nguồn cung cho thị trường các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông gần như bị chững lại sau khi xuất hiện dịch cúm gia cầm tại tỉnh Đắk Lắk.

Anh Đoàn Tâm Kê, xã Cư Ni, huyện Ea Kar cho biết: “Thời điểm bình thường, một tuần trang trại bán khoảng 15.000 con giống còn bây giờ chỉ sản xuất chừng 4.000 ngàn con, nhưng có tuần bán được, có tuần không, đa số là phải để lại nuôi”.

Khó khăn là thực trạng chung của người chăn nuôi gia cầm hiện nay. Khó khăn vì không bán được sản phẩm, chi phí đầu vào đã vượt giá thành mà người nuôi bỏ ra. Theo tính toán, bình quân một con gà thịt đến tuổi bán, mỗi ngày sẽ chi phí thức ăn hết gần 1.000 đồng. Vì vậy, gà giữ lại ngày nào là lỗ thêm ngày đó.

Dịch cúm gia cầm năm nay tại Đắk Lắk nói riêng, cả nước nói chung không nghiêm trọng như những lần trước, tuy nhiên cũng khiến người dân phải lao đao. Không chỉ vùng có dịch, mà những vùng ngoài dịch cũng chung nỗi lo không bán được gà, vịt. Từ thực tế này, người chăn nuôi rất cần một chính sách quản lý mua bán, tiêu thụ gia cầm hợp lý.

Với tổng đàn gia cầm gần 7 triệu con nhưng nguồn cung chậm chạp như hiện nay đã khiến hàng ngàn hộ chăn nuôi ở tỉnh Đắk Lắk đang lâm vào tỉnh cảnh khó khăn, nợ nần. Gà, vịt tồn đọng, giá bấp bênh làm người dân khốn khó, nhưng lại là cơ hội để tư thương đặt ra nhiều điều kiện để ép giá đối với người chăn nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Con dê trên vùng đất Gò Công Con dê trên vùng đất Gò Công

Nghề nuôi dê có mặt ở hầu hết các huyện, thị của Tiền Giang, trong đóđối với huyện ven biển huyện Gò Công Đông thì nuôi dê là nghề truyền thống và hiện nay đang phát triển, với tổng đàn là 18.829 (năm 2014), chiếm tỷ lệkhoảng 40% so với tổng đàn dê của tỉnh (47.000 con).

18/04/2015
Ngành chăn nuôi đón “sóng” TPP Ngành chăn nuôi đón “sóng” TPP

Với mức thuế suất được đưa về 0% khi gia nhập TPP, nhiều sản phẩm chăn nuôi chủ lực của Việt Nam vốn đã trong guồng quay “năng suất thấp, giá thành cao” lại càng thêm thách thức bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực. Điều này gây ra nhiều lo lắng cho người chăn nuôi trước nguy cơ thua ngay trên sân nhà.

18/04/2015
Xây “biệt thự” bò sữa tại Hà Nam Xây “biệt thự” bò sữa tại Hà Nam

Ngày 15-4, đại diện Công ty NutiFood cho biết sẽ xây một trại bò sữa kiểu mẫu tại tỉnh Hà Nam với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai để nông dân đến tham quan học tập và ứng dụng.

18/04/2015
Cần xây dựng thương hiệu mật ong hoa nhãn Hưng Yên Cần xây dựng thương hiệu mật ong hoa nhãn Hưng Yên

Mật ong hoa nhãn là đặc sản của Hưng Yên, được thị trường ưa chuộng, giá cao hơn so với các loại mật khác từ 30 – 50 nghìn đồng/kg. Việc xây dựng thương hiệu cho mật ong hoa nhãn Hưng Yên sẽ giúp loại đặc sản này khẳng định uy tín, chất lượng, thêm cơ hội vươn ra thị trường rộng lớn.

18/04/2015
Hướng phát triển kinh tế bền vững của nông dân Hòa Hiệp (Dak Lak) Hướng phát triển kinh tế bền vững của nông dân Hòa Hiệp (Dak Lak)

Xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi tổng hợp đang được nhiều nông dân trên địa bàn xã Hòa Hiệp (huyện Cư Kuin, tỉnh Dak Lak) lựa chọn không chỉ giúp phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao thu nhập mà còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động và phát huy thế mạnh của địa phương góp phần tích cực vào xây dựng nông thôn mới.

18/04/2015