Sâu Cuốn Lá Tấn Công Lúa Đông - Xuân Ở Ba Tri (Bến Tre)

Đây là lời cảnh báo của ông Trần Vũ Thanh - kỹ sư, cán bộ kỹ thuật của Công ty Cổ phần thuốc bảo vệ thực vật An Giang. Ông Thanh cho biết, theo dõi diễn biến sâu bệnh trên trà lúa vụ Đông - Xuân của nông dân huyện Ba Tri (Bến Tre), thấy mật độ bướm nở ngày càng nhiều, nở rộ, gói lứa sâu liên tục.
Từ nay đến trước Tết, nông dân nên thăm đồng thường xuyên, kịp thời phát hiện sâu cuốn lá để phun thuốc đúng lúc. Bên cạnh sâu cuốn lá, nhện gié, rầy nâu cũng xuất hiện với mật độ khá cao (đặc biệt là ở ruộng nếp và lúa thơm). Thăm đồng trong giai đoạn này, nông dân cần quan tâm theo dõi xé đòng đòng đất của cây lúa để biết thời gian bón phân rước đòng. Theo đó, khi thấy đòng đòng đất có kích thước từ 1 đến 1,5mm, bà con bón phân rước đòng ngay với lượng phân cân đối, chú ý tăng cường nhiều kali để giúp cây lúa cứng cáp, khỏe mạnh.
Để đảm bảo cho năng suất cao, theo kỹ sư Thanh, nông dân cần sử dụng sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật Amisrat-Top để phòng bốn bệnh khi lúa trổ đòng (đạo ôn cổ bông, lem lép hạt, vàng lá chín sớm, đốm vằn).
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, mô hình nuôi bò là một trong những mô hình làm ăn có hiệu quả của nhiều bà con nông dân xã Đăng Hưng Phước (Chợ Gạo - Tiền Giang).

Đó là khẳng định của ông Ngô Minh Hùng - Phó giám đốc Sở Công Thương Bình Thuận khi trao đổi với phóng viên về việc có hay không tình trạng ùn tắc giao dịch thanh long tại cửa khẩu trong những ngày qua…

Nhiều năm liền, anh Nguyễn Văn Thạo ở ấp Mỹ Thạnh B, xã Long Tiên (Tiền Giang) chủ động xử lý sầu riêng ra hoa trái vụ, khắc phục tình trạng "được mùa, rớt giá", góp phần nâng cao mức sống gia đình.

Số lượng nuôi ước tính khoảng 700 con nhím, 1.100 con lợn rừng, 50 con dúi, 15 con hươu sao, tập trung ở xã Đồng Tâm, An Bình, thị trấn Chi Nê (Hòa Bình). Trong đó nuôi lợn rừng, nhím mang lại hiệu quả kinh tế cao và đang được người dân quan tâm nhân đàn, phát triển ra diện rộng.

Năm nay là năm thứ 3, nông dân ở các xã vùng ngập mặn ven biển huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh như Trường Long Hòa, Hiệp Thạnh, Long Hữu, Long Vĩnh, Long Khánh thu được lợi nhuận cao từ mô hình kết hợp nuôi tôm sú với cua biển. Bình quân mỗi hécta kết hợp nuôi tôm sú với cua biển, nông dân có thu nhập từ 35 - 40 triệu đồng.