Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sau Bò, Đến Lượt Trâu Úc Vào Việt Nam

Sau Bò, Đến Lượt Trâu Úc Vào Việt Nam
Ngày đăng: 13/02/2014

Tuần tới, chuyến tàu chở 600 con trâu từ Úc dự kiến sẽ khởi hành từ Darwin về Việt Nam, là chuyến tàu thí điểm đầu tiên của vùng Northern Territory (lãnh thổ Bắc Úc) xuất khẩu trâu sống sang Việt Nam.

Theo tin của ABC, các doanh nghiệp Việt Nam dự định mua của Úc đến 5.000 con trâu mỗi tháng, hay 60.000 con mỗi năm - một con số khá lớn so với mức xuất khẩu chỉ tổng cộng 800 con vào năm 2013 cho các nước Brunei, Indonesia và Philippines từ vùng này. Bản tin không cho biết doanh nghiệp Việt Nam nào sẽ nhập khẩu trâu đợt này.

Đây chủ yếu là loài trâu sống hoang dã nên một quan chức vùng Northern Territory đã cho rằng, đây không những là cơ hội kinh doanh cho dân dịa phương mà còn giúp Northern Territory giảm số lượng trâu sống trong hoang dã. Ông này cho biết săn bắt 60.000 con trâu mỗi năm là chuyện khó nên họ còn xuất loại trâu được chăn nuôi tại vùng này.

Trước đây vùng Northern Territory và Việt Nam đã thỏa thuận những tiêu chí về sức khỏe để tiến hành xuất khẩu trâu. Trước đây trâu ít được xuất khẩu bởi những quy định chặt chẽ về việc giết mổ, buộc phải làm cho gia súc “choáng” trước khi giết thịt nhưng xương sọ của trâu lại quá dày, khó làm cho nó “choáng” theo yêu cầu.

Trước đó, theo tin của Global Meat, xuất khẩu thịt trâu từ Ấn Độ sang Việt Nam đã tăng gấp đôi về số lượng và gấp ba về giá trị do lượng thịt này thực chất là để xuất sang Trung Quốc, nơi vẫn đang còn áp dụng lệnh cấm nhập thịt trực tiếp từ Ấn.

Tính từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2013, xuất khẩu thịt trâu từ Ấn Độ sang Trung Quốc qua ngõ Việt Nam tăng từ 123.000 tấn cùng kỳ năm trước lên 248.000 tấn, giá trị tăng từ 291 triệu đô la Mỹ lên 867 triệu đô la. Ấn Độ và Trung Quốc đã ký ghi nhớ về việc mua bán trâu trực tiếp giữa hai nước từ tháng 5-2013 nhưng các thủ tục chính thức hóa chưa hoàn tất.

Năm 2013 Việt Nam đã nhập 68.000 con bò từ Úc.


Có thể bạn quan tâm

1.000 Con Bò - Cú Hích Để Thoát Nghèo 1.000 Con Bò - Cú Hích Để Thoát Nghèo

Ngày 8/11, chương trình hỗ trợ 1.000 con bò cho 1.000 hộ nghèo tỉnh Lâm Đồng được Quỹ Thiện Tâm thuộc Tập đoàn VinGroup chính thức bàn giao tại huyện Đơn Dương trước chứng kiến của đại diện Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng và UBND huyện Đơn Dương, Sở LĐTB&XH… Đây là cú hích đặc biệt ý nghĩa giúp 1.000 hộ nghèo sớm thoát nghèo.

11/11/2014
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Bò Vỗ Béo Giảm Nghèo Ở Phú Tân (An Giang) Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Bò Vỗ Béo Giảm Nghèo Ở Phú Tân (An Giang)

Đề án nuôi bò vỗ béo giảm nghèo nằm trong kế hoạch giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015 và kế hoạch giảm nghèo hàng năm của huyện Phú Tân. Theo hình thức hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo vay vốn không lãi suất để nuôi bò, sau 1 năm triển khai, đề án đã thu về những kết quả đáng mừng.

12/11/2014
Triển Vọng Của Mô Hình Nuôi Lợn Hương Triển Vọng Của Mô Hình Nuôi Lợn Hương

Theo Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KN-KN) tỉnh, lợn hương có đặc điểm gần giống với lợn Móng Cái, thân ngắn tròn, thịt chắc, lông dài, đuôi nhỏ, mõm thuôn dài, bốn chân nhỏ và chắc, giữa trán có đốm trắng, đầu và gốc lưng đuôi khoang đen đặc trưng. Lợn hương trưởng thành có trọng lượng khoảng 40kg, tối đa đạt 140kg.

12/11/2014
Mô Hình Nuôi Heo Trên Đệm Lót Sinh Học Hiệu Quả Bước Đầu Mô Hình Nuôi Heo Trên Đệm Lót Sinh Học Hiệu Quả Bước Đầu

Mô hình chăn nuôi heo thịt đảm bảo vệ sinh môi trường có sử dụng đệm lót sinh học đã được Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư (KN-KN) huyện Phú Hòa và Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp kinh doanh tổng hợp thị trấn Phú Hòa chọn 4 hộ trên địa bàn thị trấn làm thí điểm. Qua 4 tháng triển khai, đến nay, mô hình đã mang lại kết quả khả quan.

12/11/2014
Giàu Lên Từ Chăn Nuôi Đại Gia Súc Giàu Lên Từ Chăn Nuôi Đại Gia Súc

Để từng bước đưa nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Phong Minh, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), nhiệm kỳ 2010 - 2015 vào cuộc sống, UBND xã đã xây dựng Chương trình phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Sau hơn 4 năm thực hiện, Chương trình đã đạt kết quả cao, nhiều hộ giàu lên.

12/11/2014