Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sâu Bệnh Và Dịch Hại Đang Có Xu Hướng Tăng Trên Lúa Thu Đông

Sâu Bệnh Và Dịch Hại Đang Có Xu Hướng Tăng Trên Lúa Thu Đông
Ngày đăng: 04/11/2013

Trong những ngày này, nông dân tỉnh Tiền Giang đang tập trung chăm sóc lúa thu đông bước vào giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng, với tổng diện tích hơn 38.000 ha, tập trung nhiều ở các huyện Chợ Gạo, Tân Phú Đông, Gò Công Tây. Tuy nhiên, vào thời điểm này do thời tiết diễn biến phức tạp nên các đối tượng sâu bệnh, dịch hại đang có xu hướng tăng cao trên lúa thu đông.

Điều đáng lo ngại nhất hiện nay là toàn tỉnh có gần 1.000 ha lúa bị nhiễm rầy nâu, tăng 700 ha so với tuần trước. Hiện rầy nâu mới nở tuổi 1, mật độ trung bình 200 con/m2; sâu cuốn lá tăng 53 ha, mật độ trung bình 2 - 3 con/m2 trên trà lúa giai đoạn đẻ nhánh. Toàn tỉnh có gần 800 ha lúa bị cháy bìa lá, tăng 390 ha, tỷ lệ bệnh từ 3 - 5%, tập trung nhiều ở các huyện Tân Phước, Châu Thành, Gò Công Tây. Bệnh đốm vằn tăng 333 ha, tỷ lệ bệnh từ 4 - 5% tại vùng lúa các huyện Tân Phước, Gò Công Đông và thị xã Gò Công. Riêng bệnh đạo ôn tương đương so với tuần trước, với diện tích nhiễm bệnh gần 390 ha, tỷ lệ bệnh từ 5 -10%, trên trà lúa giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng.

Theo Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Tiền Giang, trong tuần tới các đối tượng dịch hại như rầy nâu, sâu cuốn lá, bệnh cháy lá, bệnh cháy bìa lá, bệnh đốm vằn... sẽ tiếp tục xuất hiện theo quy luật. Do đó, để bảo vệ trà lúa thu đông, nông dân cần thăm đồng thường xuyên, phát hiện sâu bệnh sớm, chủ động thực hiện các biện pháp phòng trừ hiệu quả. Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở giai đoạn này cần tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng.


Có thể bạn quan tâm

Đậu Phộng Dại Phủ Vườn Thanh Long Đậu Phộng Dại Phủ Vườn Thanh Long

Nông dân Bình Thuận đang phát triển mô hình trồng đậu phộng dại thay thế rơm rạ phủ vườn thanh long. Đây là loài cây có thời gian sinh trưởng khá dài, từ 1 - 5 năm và có khả năng chống xói mòn, khống chế sự phát triển cỏ dại để lại nguồn hữu cơ cho đất và cây trồng.

19/11/2013
Nông Dân Trúng Giá Vú Sữa Nâu Thu Hoạch Sớm Nông Dân Trúng Giá Vú Sữa Nâu Thu Hoạch Sớm

Nông dân trồng vú sữa ở Tiền Giang, đang bước vào vụ thu hoạch vú sữa nâu sớm với niềm vui bán được giá cao, thị trường tiêu thụ rộng mở và người tiêu dùng ưa chuộng. Theo chị Ngô Thị Nhu, chủ vựa trái cây Dũng Nhu ở chợ đầu mối trái cây Vĩnh Kim, huyện Châu Thành cho biết: Vú sữa nâu được bán ở chợ đầu mối trái cây Vĩnh Kim với giá khoảng 420.000 đồng/chục (14 trái). Do vú sữa đầu mùa xuất hiện ít, nên phương thức mua bán được tính theo trái chứ không theo chục như chính vụ, tương đương 30.000 đồng/trái (loại trên 400 gam/trái). Giá này cao hơn chính vụ từ 8 đến 10 lần. Với mức giá trên, nhà vườn trồng vú sữa nâu thu lãi từ 300 - 400 triệu đồng/ha.

19/11/2013
Kết Quả Bước Đầu Của Mô Hình Trồng Cam Sành Xen Ổi Kết Quả Bước Đầu Của Mô Hình Trồng Cam Sành Xen Ổi

Trong 3 năm từ 2010 – 2013, Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng phối hợp với dự án Jica – Sofri triển khai thực hiện dự án “Cải thiện hệ thống khuyến nông để áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong trồng trọt cho nông dân nghèo ở đồng bằng sông Cửu Long” tại huyện Kế Sách. Sau hơn 3 năm thực hiện, mô hình đã thu được kết quả khả quan.

19/11/2013
Cam Trung Quốc Cam Trung Quốc "Gắn Mác" Cam Vinh Lừa Khách

Tại chợ Long Biên, phần lớn cam đổ về chợ là cam Trung Quốc, cam Văn Giang (Hưng Yên). Trong đó, cam Trung Quốc bán đổ đống với giá 15.000-17.000 đồng/kg. Từ chợ Long Biên, cam về các chợ nhỏ lẻ, được “thay tên, đổi họ” gắn mác cam Vinh bán với giá cao.

19/11/2013
Khôi Phục Và Phát Triển Cây Cam Đặc Sản Minh Thành (Yên Thành - Nghệ An) Khôi Phục Và Phát Triển Cây Cam Đặc Sản Minh Thành (Yên Thành - Nghệ An)

Sau 2 năm dự án cạnh tranh nông nghiệp “vào” với vùng cam Minh Thành (Yên Thành - Nghệ An), những vườn đồi cam nơi đây đã có sự đổi thay rõ rệt. Chất lượng cũng như năng suất cây cam được cải thiện, thu nhập và đời sống người dân cũng được nâng lên đáng kể.

19/11/2013