Sâu Bệnh Tăng Diện Gây Hại Trên Lúa Thu Đông

Thời tiết mưa kéo dài, ẩm độ không khí cao tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển trên trà lúa Thu Đông.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long, hiện trong toàn tỉnh có 22.698ha bị nhiễm sâu bệnh (tăng 17.653ha so với hồi giữa tháng 7) trong tổng số 54.037ha lúa đã xuống giống.
Đối tượng gây hại nhiều nhất là bệnh đạo ôn: 19.803ha (tăng 17.596ha so với hồi giữa tháng 7), tỷ lệ nhiễm phổ biến 5- 10%, gây hại trên trà lúa ở giai đoạn đẻ nhánh- đòng trổ, huyện có diện tích bị nhiễm bệnh này nhiều nhất là Vũng Liêm (17.365ha).
Kế đến là sâu cuốn lá: 1.114ha (tăng 579ha), mật số phổ biến 6- 11 con/m2, gây hại trên trà lúa ở giai đoạn đẻ nhánh- đòng trổ.
Rầy nâu (rầy cám tuổi 1 và rải rác rầy trưởng thành) gây nhiễm: 415ha, mật số phổ biến 500- 1.200 con/m2, gây hại trên trà lúa ở giai đoạn đẻ nhánh - đòng trổ tại huyện Trà Ôn.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 20/3/2014, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đã có công văn số 51/2014/CV-VASEP gửi Tổng cục Thủy sản thông báo về việc Nhật Bản kiểm tra chỉ tiêu Oxytetracyline với 100% lô tôm NK từ Việt Nam.

Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, mô hình tôm sinh thái của Cà Mau đang mở ra một hướng đi mới cho người dân vùng rừng ngập mặn. Tuy đã có nhiều bước tiến đáng kể nhưng trên thực tế mô hình này vẫn chưa thật sự mang lại lợi ích cho người dân như mục tiêu ban đầu đặt ra.

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu Sở Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an TP tăng cường công tác phối hợp liên ngành, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu thuỷ sản giống, thuỷ sản nhập khẩu, đặc biệt là cá tầm.

Ưu đãi thấp, rủi ro dịch bệnh, đầu ra không ổn định… là những yếu tổ cản trở đầu tư nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực chăn nuôi gia súc gia cầm ở Việt Nam

Huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) vừa phát hiện 2 ổ dịch bệnh lở mồm long móng với hơn 20 con bò bị nhiễm bệnh. Hiện các ổ dịch đã được khoanh vùng, không để bệnh lây lan trên diện rộng.