Sâu Bệnh Tăng Diện Gây Hại Trên Lúa Thu Đông

Thời tiết mưa kéo dài, ẩm độ không khí cao tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển trên trà lúa Thu Đông.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long, hiện trong toàn tỉnh có 22.698ha bị nhiễm sâu bệnh (tăng 17.653ha so với hồi giữa tháng 7) trong tổng số 54.037ha lúa đã xuống giống.
Đối tượng gây hại nhiều nhất là bệnh đạo ôn: 19.803ha (tăng 17.596ha so với hồi giữa tháng 7), tỷ lệ nhiễm phổ biến 5- 10%, gây hại trên trà lúa ở giai đoạn đẻ nhánh- đòng trổ, huyện có diện tích bị nhiễm bệnh này nhiều nhất là Vũng Liêm (17.365ha).
Kế đến là sâu cuốn lá: 1.114ha (tăng 579ha), mật số phổ biến 6- 11 con/m2, gây hại trên trà lúa ở giai đoạn đẻ nhánh- đòng trổ.
Rầy nâu (rầy cám tuổi 1 và rải rác rầy trưởng thành) gây nhiễm: 415ha, mật số phổ biến 500- 1.200 con/m2, gây hại trên trà lúa ở giai đoạn đẻ nhánh - đòng trổ tại huyện Trà Ôn.
Có thể bạn quan tâm

Hiện toàn huyện Lai Vung có hơn 2.000ha quýt hồng, quýt đường đang cho trái, nhiều nhất là ở các xã Long Hậu, Tân Phước và Tân Thành. Mặc dù, giá quýt hiện thấp hơn năm trước nhưng dự đoán từ nay đến Tết, giá còn tiếp tục tăng nên bà con nhà vườn rất phấn khởi.

Với một vụ mùa trúng đậm về giá như năm nay nên không khó để bắt gặp hình ảnh thương lái tại địa phương và các tỉnh lân cận đến vườn của nông dân “đặt cọc” xoài. Anh Huỳnh Văn Quý ở ấp An Trung cho biết, gia đình vừa mới thu hoạch trên 3 tấn xoài Đài Loan, giá bán tại vườn đạt hơn 30.000 đồng/ký. Hiện gia đình còn trên 1 tấn xoài sắp đến ngày thu hoạch. Ngoài ra, giống xoài Tứ Quý trong vườn cũng đang ra hoa, sau Tết sẽ thu hoạch.

Qua theo dõi, đánh giá, cây dừa trồng thí điểm đang sinh trưởng, phát triển tốt. Hiện Viện Nghiên cứu dầu và cây có dầu, Trại dừa Đồng Gò tiếp tục chuyển giao kỹ thuật hướng dẫn chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh đốm lá nhỏ, xử lý rệp sáp hại cục bộ cho diện tích dừa nói trên.

Tổng sản lượng thủy sản trong năm ước đạt 99.961 tấn. Trong đó sản lượng cá tra 94.840 tấn, cá điêu hồng 1.807 tấn và cá khác 2.700 tấn. Nhìn chung, do được sự quan tâm sâu sát của địa phương nên tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện luôn được duy trì và phát triển ổn định.

Trên cánh đồng ngày xưa, người nuôi tôm Tịnh Kỳ (TP. Quảng Ngãi) từng khánh kiệt vì nguồn nước ô nhiễm, tôm chết hàng loạt. Nhưng rồi, trong cái khó người dân đã mạnh dạn đầu tư kiên cố trại, hồ thả nuôi cá, tôm kết hợp cua ở ba tầng nước và nhiều hộ đã thành công. Nay họ đang chăm cho cá, cua để kịp xuất bán trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi.