Sâu Bệnh Tăng Diện Gây Hại Trên Lúa Thu Đông

Thời tiết mưa kéo dài, ẩm độ không khí cao tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển trên trà lúa Thu Đông.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long, hiện trong toàn tỉnh có 22.698ha bị nhiễm sâu bệnh (tăng 17.653ha so với hồi giữa tháng 7) trong tổng số 54.037ha lúa đã xuống giống.
Đối tượng gây hại nhiều nhất là bệnh đạo ôn: 19.803ha (tăng 17.596ha so với hồi giữa tháng 7), tỷ lệ nhiễm phổ biến 5- 10%, gây hại trên trà lúa ở giai đoạn đẻ nhánh- đòng trổ, huyện có diện tích bị nhiễm bệnh này nhiều nhất là Vũng Liêm (17.365ha).
Kế đến là sâu cuốn lá: 1.114ha (tăng 579ha), mật số phổ biến 6- 11 con/m2, gây hại trên trà lúa ở giai đoạn đẻ nhánh- đòng trổ.
Rầy nâu (rầy cám tuổi 1 và rải rác rầy trưởng thành) gây nhiễm: 415ha, mật số phổ biến 500- 1.200 con/m2, gây hại trên trà lúa ở giai đoạn đẻ nhánh - đòng trổ tại huyện Trà Ôn.
Có thể bạn quan tâm

Biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học không chỉ giúp nông dân kiểm soát dịch bệnh trong chăn nuôi mà tạo động lực, cơ hội phát triển chăn nuôi gà bền vững, không gây ô nhiễm...

Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB), nếu hiện nay 12 nước trong TPP sản xuất hàng năm khoảng 113,7 triệu tấn lúa mỳ và 403 triệu tấn các loại ngũ cốc khác, thì sản lượng gạo chỉ đạt 45,3 triệu tấn, chiếm 8% trong cơ cấu sản xuất lương thực của khối này.

Dù đã xuất hiện nhiều trang trại nuôi các con đặc sản trong những năm gần đây, song do nhu cầu ăn các con đặc sản sạch ngày một tăng lên, nên có thể nói, con đặc sản dù đắt nhưng đầu ra thì vẫn mênh mông...

Các cơ quan chức năng đã phát hiện và bắt quả tang một doanh nghiệp tại Hải Dương đang trộn chất vàng ô - chất ngoài danh mục được phép sử dụng vào sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Theo đại diện Cục Chăn nuôi, đây là nồng độ chất cấm rất cao lấy từ mẫu nước tiểu của heo, lên đến 665 ppb (so với mức 2ppb quy định cho phép).