Sâu bệnh phát sinh gây hại trên lúa

Cụ thể, các bệnh cháy bìa lá, lem lép hạt, đạo ôn cổ bông, đạo ôn lá gây hại gần 1.000ha lúa vụ 3 của huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp). Trong đó rầy nâu nhiễm 330ha, sâu cuốn lá nhiễm gần 250ha trên lúa giai đoạn mạ đến đẻ nhánh. Ngoài ra, chuột, ốc bươu vàng, sâu cuốn lá xuất hiện và gây hại trên lúa giai đoạn mạ, đẻ nhánh. Do 1 số diện tích xuống giống vụ 3 trong điều kiện xung quanh đất bỏ trống nên sâu bệnh tập trung gây hại mạnh. Bên cạnh đó, trên các trà lúa hè thu giai đoạn đẻ nhánh, đòng trổ cũng có gần 200ha bị nhiễm bệnh, mức độ nhiễm từ 10 - 20%.
Theo khuyến cáo của ngành chức năng, trong thời gian tới, thời tiết thuận lợi cho các loại sâu bệnh phát sinh gây hại, nhất là trên những ruộng gieo trồng giống lúa chất lượng cao như VD20, Jasmine 85, OM 4900... sạ dày, bón thừa phân đạm. Do vậy nông dân nên thường xuyên tổ chức thăm đồng, tuân thủ khuyến cáo của ngành chức năng để có biện pháp phòng bệnh hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Nhà nông Cao Minh Chí (sinh năm 1961) áp dụng biện pháp luân canh giữa các loại rau với các loại hoa trong nhà kính ở khu vực Đất Mới, phường 7, Đà Lạt, đạt lợi nhuận ổn định trên dưới 1 tỷ đồng/ha/năm. Nhiều năm liền, ông Chí được bầu chọn là nông dân sản xuất giỏi cấp thành phố, cấp tỉnh và cấp trung ương.

Khi giá cả các mặt hàng nông sản bấp bênh, để cải thiện đời sống, nhiều nông hộ trồng xen các loại cây để tăng thêm thu nhập. Cách tăng thu nhập của ông Nguyễn Văn Huỳnh ở thôn 1, xã Minh Hưng (Bù Đăng - Bình Phước) cũng đáng để nhiều người học tập.
Khoảng hơn 1 tháng nay, sen ở huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp rớt giá mạnh, có thời điểm giá sen chỉ còn 5 - 6 ngàn đồng/kg gương sen tươi, giảm gấp 10 lần so với thời điểm đầu năm, khiến nông dân trồng sen lo ngại.

Trước tình hình sâu bệnh gây hại trên một số loại cây trồng, UBND tỉnh Gia Lai có Công văn số 3483/UBND-NL yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh làm tốt công tác dự báo, thông báo kịp thời tình hình diễn biến sâu bệnh gây hại, tăng cường hướng dẫn các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây trồng để địa phương và nông dân áp dụng.

Thực hiện đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xã Hiệp Thuận, huyện Phúc Thọ (Hà Nội) đã mạnh dạn đưa nhiều loại cây trồng mới vào sản xuất, trong đó việc trồng măng tây xanh đang mở ra một hướng đi tích cực cho bà con nông dân.