Sâu bệnh phát sinh gây hại trên lúa

Cụ thể, các bệnh cháy bìa lá, lem lép hạt, đạo ôn cổ bông, đạo ôn lá gây hại gần 1.000ha lúa vụ 3 của huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp). Trong đó rầy nâu nhiễm 330ha, sâu cuốn lá nhiễm gần 250ha trên lúa giai đoạn mạ đến đẻ nhánh. Ngoài ra, chuột, ốc bươu vàng, sâu cuốn lá xuất hiện và gây hại trên lúa giai đoạn mạ, đẻ nhánh. Do 1 số diện tích xuống giống vụ 3 trong điều kiện xung quanh đất bỏ trống nên sâu bệnh tập trung gây hại mạnh. Bên cạnh đó, trên các trà lúa hè thu giai đoạn đẻ nhánh, đòng trổ cũng có gần 200ha bị nhiễm bệnh, mức độ nhiễm từ 10 - 20%.
Theo khuyến cáo của ngành chức năng, trong thời gian tới, thời tiết thuận lợi cho các loại sâu bệnh phát sinh gây hại, nhất là trên những ruộng gieo trồng giống lúa chất lượng cao như VD20, Jasmine 85, OM 4900... sạ dày, bón thừa phân đạm. Do vậy nông dân nên thường xuyên tổ chức thăm đồng, tuân thủ khuyến cáo của ngành chức năng để có biện pháp phòng bệnh hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Hiện tổng đàn heo được người dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang thả nuôi là 122.837 con, tăng 3.680 con so cùng kỳ. Đàn heo tăng là do giá heo hơi tăng cao trong thời gian qua và hiện ở mức 48.000 - 50.000 đồng/kg.

Ngày mới xuất hiện, cây dó bầu được xem như là cơ hội làm giàu cho bao nông dân nghèo ở huyện Tân Phú (Đồng Nai), đặc biệt là ở vùng điều kiện đất đai cằn cỗi, đồi dốc khó trồng các loại cây công nghiệp khác.

Giá trị loại cây này cao gấp 2,6 lần cà phê, 6 lần cây chè, 3,8 lần cây điều, gấp 4 lần cây cao su. Thị phần nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam vào châu Âu hiện chiếm 34%, châu Á 36%, châu Mỹ 20%, châu Phi 10%. Đó là thông tin tại hội nghị thường niên Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế IPC, tổ chức tại TP HCM từ ngày 27 đến 30-10.

So với cùng kỳ năm 2013, số hộ sản xuất nấm rơm, nấm sò trên địa bàn huyện giảm nhiều. Đến nay, toàn huyện mới có hơn 30 hộ đưa nguyên liệu vào sản xuất nấm, trong đó 20 hộ sản xuất nấm sò, 12 hộ sản xuất nấm rơm. Các xã có số hộ sản xuất nấm nhiều gồm: Đoàn Lập, Quang Phục, Bạch Đằng, Kiến Thiết.

Trong khi nông dân ở các tỉnh khác đang vất vả đối mặt với bệnh cây tiêu chết nhanh, chết chậm (CN - CC), thậm chí nhiều hộ gia đình phải bỏ cả vườn tiêu thì tại BR - VT, từ 3 năm trở lại đây người trồng tiêu đã tìm ra nguyên nhân và có giải pháp khắc phục bệnh này khá hiệu quả.