Sâu bệnh phát sinh gây hại trên lúa

Cụ thể, các bệnh cháy bìa lá, lem lép hạt, đạo ôn cổ bông, đạo ôn lá gây hại gần 1.000ha lúa vụ 3 của huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp). Trong đó rầy nâu nhiễm 330ha, sâu cuốn lá nhiễm gần 250ha trên lúa giai đoạn mạ đến đẻ nhánh. Ngoài ra, chuột, ốc bươu vàng, sâu cuốn lá xuất hiện và gây hại trên lúa giai đoạn mạ, đẻ nhánh. Do 1 số diện tích xuống giống vụ 3 trong điều kiện xung quanh đất bỏ trống nên sâu bệnh tập trung gây hại mạnh. Bên cạnh đó, trên các trà lúa hè thu giai đoạn đẻ nhánh, đòng trổ cũng có gần 200ha bị nhiễm bệnh, mức độ nhiễm từ 10 - 20%.
Theo khuyến cáo của ngành chức năng, trong thời gian tới, thời tiết thuận lợi cho các loại sâu bệnh phát sinh gây hại, nhất là trên những ruộng gieo trồng giống lúa chất lượng cao như VD20, Jasmine 85, OM 4900... sạ dày, bón thừa phân đạm. Do vậy nông dân nên thường xuyên tổ chức thăm đồng, tuân thủ khuyến cáo của ngành chức năng để có biện pháp phòng bệnh hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Theo điều tra mới nhất của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) tại Hà Nội, phần đông người tiêu dùng chấp nhận mua rau an toàn (RAT) với mức giá cao hơn rau thường từ 10% đến 20%, thậm chí đến 50%. Tuy nhiên, mạng lưới tiêu thụ RAT trên thị trường chưa được xây dựng ổn định và bền vững.

Trước hết nói về yếu tố tiềm năng của giống. Tuy được đưa vào muộn hơn so với nhiều giống ngô lai trên thị trường, nhưng bộ giống ngô lai NK của công ty Syngenta Việt Nam từ lâu đã được coi là các giống ngô lai cao sản chủ lực cho các vùng trồng ngô trên cả nước

Ông Nguyễn Tôn Quyền - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (Vietforest) cho biết, người trồng keo tràm đang rơi vào tình thế bị thiệt thòi và chưa có phương án để giải quyết.

Ông Dương Văn Tân, năm nay trên 60 tuổi là một nông dân sản xuất giỏi ở thôn 2, xã Thành An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. An Khê là vùng trọng điểm sản xuất mía của tỉnh Gia Lai, mía là cây trồng chủ lực. Gia đình ông Tân hiện đang kinh doanh 3 ha mía

KTĐT - Thu nhập thấp, điều kiện làm việc thiếu thốn, lại không được hưởng các chính sách về bảo hiểm, biên chế đã khiến cho hoạt động của đội ngũ thú y viên cơ sở ở các thôn, xã gặp nhiều khó khăn.