Sâu Bệnh Hại Lúa Đang Có Diễn Biến Phức Tạp

Bộ NN&PTNT cho biết, hiện tình hình sâu bệnh hại lúa đang có diễn biến phức tạp. Các địa phương đang đẩy mạnh các giải pháp để phòng, trừ sâu bệnh hại lúa.
Tại các tỉnh miền Bắc: Do ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại kéo dài một số diện tích mạ, lúa (khoảng 1.300ha) tại các tỉnh Lai Châu, Quảng Ninh, Bắc Giang, Lào Cai, Điện Biên, Thái Bình bị chết rét hoặc bị thiệt hại nặng. Sâu bệnh phát sinh chủ yếu trên lúa giai đoạn mạ, đẻ nhánh, gồm: rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá nhỏ, chuột và ốc bươu vàng,…Tuy nhiên, trên các diện tích lúa bị nhiễm bệnh đã được các địa phương chủ động phun thuốc chữa trị kịp thời.
Đáng chú ý có bệnh lùn sọc đen phát sinh và gây hại trên lúa tại các tỉnh Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị với diện tích nhiễm 427ha, tăng 8,6ha so với kỳ trước, trong đó diện tích nhiễm nặng 1,5ha. Bệnh xuất hiện tại Thừa Thiên Huế 38ha, tăng 1,2ha so với kỳ trước và tại Quảng Trị 288.6 ha, tăng 7,6ha so với kỳ trước; tỷ lệ bệnh 5-10%.
Ngoài ra các đối tượng sâu bệnh nêu trên còn một số bệnh như: tuyến trùng, nghẹt rễ phát sinh gây hại cục bộ; bọ trĩ, chuột, ốc bươu vàng gây hại nhẹ.
Tại các tỉnh miền Nam, trong tháng 3, trên lúa đông xuân các đối tượng sâu bệnh xuất hiện và gây hại phổ biến là rầy nâu, bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh khô vằn, chuột… Đặc biệt là bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá tiếp tục phát sinh gây hại trên lúa đông xuân tại một số tỉnh miền Trung với diện tích khoảng 133ha. Ngoài ra, còn có các đối tượng khác gây hại như: bệnh khô vằn, lem lép hạt hại cục bộ; bệnh bạc lá, sâu đục thân, bọ trĩ, bệnh vàng lá, bọ xít hôi, chuột, ốc bươu vàng, ... xuất hiện ở mức độ nhẹ.
Để phòng, từ dịch bệnh, hiện các địa phương đã khoanh vùng các diện tích lúa bị nhiễm bệnh, nhổ vùi cây bị bệnh, đồng thời phun thuốc trừ sâu bệnh...
Có thể bạn quan tâm

Chuyển đổi cây trồng đang là một yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra để đáp ứng nhu cầu trong nước và nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu

Hiện nay, huyện Cái Nước có tổng số hơn 2.210 hộ tận dụng gần 300 ha diện tích mương vườn để nuôi cá chình và cá bống tượng. Mô hình này phát triển mạnh ở các xã: Hưng Mỹ, Phú Hưng và Thạnh Phú.

Thực hiện phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng để khắc phục điều kiện sản xuất, nâng thu nhập cho người dân TĐC Huổi Lực, xã Mường Báng, bằng nguồn vốn từ Nghị quyết 30a của Chính phủ, năm 2012, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Tủa Chùa đã triển khai mô hình chuyển giao kỹ thuật trồng ngô lai LVN10.

Từ nguồn vốn sự nghiệp khuyến nông, khuyến lâm của tỉnh Bắc Kạn năm 2013, mới đây Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai mô hình trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao trên đất dốc với giống nhãn chín muộn HTM.

Bằng nguồn vốn Chương trình 135 giai đoạn II, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Tủa Chùa đã thực hiện thành công mô hình chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi gà thịt thả vườn cho 60 hộ nghèo của 2 thôn Pú Ôn và Nà Áng (xã Mường Báng, huyện Tủa Chùa).