Sao Mai tài trợ 200 đồng/kg cho hộ nuôi cá tra

Theo phân tích của các chuyên gia, giải pháp liên kết giữa các hộ nuôi và nhà máy chế biến mà Sao Mai Group đang triển khai là hoàn toàn đúng đắn, đóng góp đáng kể vào sự ổn định và thành công trong lĩnh vực chế biến xuất khẩu thủy sản của tập đoàn. Định hướng sắp tới, Sao Mai sẽ tiếp tục đầu tư sâu rộng phát triển nguồn nguyên liệu tự cung, trong đó có dự án sản xuất thức ăn thủy sản.
Mục đích của dự án là tiến tới nghiên cứu cho ra đời loại thức ăn mới nhiều ưu việt để tự cung cấp thức ăn cho vùng nguyên liệu, từng bước đầu tư hoàn thành khép kín chuỗi giá trị cá tra, tạo ra thế bền vững cho cả doanh nghiệp và hộ nuôi.
Thông qua nhãn hàng dầu cá cao cấp Ranee, Công ty Cổ phần Dầu cá Châu Á (AFO, thành viên của Sao Mai Group) đã công bố chương trình tài trợ cho bất cứ hộ nuôi nào liên kết với Sao Mai. Theo đó, khi đưa cá nguyên liệu về nhà máy, các hộ nuôi liên kết sẽ được trợ giá 200 đồng/kg. Ngoài ra, các hộ còn được cung cấp thức ăn thủy sản đạt chất lượng, thuốc điều trị bệnh… giúp giảm giá thành, đảm bảo tiêu chuẩn cá xuất khẩu.
Tại hội nghị, các hộ nuôi xuất sắc và cán bộ quản lý giỏi đã được Sao Mai Group khen thưởng.
Có thể bạn quan tâm

Cây lúa là loại cây trồng truyền thống, chiếm phần lớn diện tích gieo trồng trong tỉnh. So với thời điểm tái lập tỉnh đến nay, diện tích lúa đã tăng thêm trên 10.000 ha, năng suất tăng 1,5 lần, theo đó sản lượng cũng tăng hơn 2 lần so với trước đây.

Trong điều kiện đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống dân sinh thì việc nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên đầu diện tích đã và đang là đòi hỏi mà ngay cả ngành quản lý đến người sản xuất cần thực hiện.

Trên cở sở học tập kinh nghiệm từ mô hình đã cho hiệu quả tại tỉnh Bình Thuận, Phòng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Ninh Hải đã triển khai thí điểm mô hình trồng thanh long ruột đỏ tại xã Xuân Hải. Tuy bước đầu được trồng thí điểm trên diện tích 3 sào với 5 hộ tham gia, thế nhưng do hiệu quả cao hơn so với cây trồng khác nên thanh long ruột đỏ đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều người dân địa phương.

Năm 2000 tổ hợp tác góp vốn làm ăn tập thể theo khả năng của từng hộ, vì vốn ít, sản xuất muối bình thường nên nguồn thu không cao. Năm 2010 Tổ hợp tác xã Hiệp Phát với 8 thành viên tham gia góp hơn 4 tỉ đồng để sản xuất 8 ha muối trải bạt.

Một ngày giữa tháng 8, chúng tôi đến thăm Câu lạc bộ trồng táo xã Nhơn Hải (Ninh Hải). Với nụ cười rạng rỡ, tay bắt mặt mừng, ông Nguyễn Phế, Chủ nhiệm CLB lại thông báo thêm một tin vui: “Được sự hỗ trợ của Hội Nông dân tỉnh, ngày 9-8 vừa qua, chúng tôi đã thành lập HTX trồng táo Mỹ Khánh, với sự tham gia của 20 xã viên vốn là các thành viên của CLB trồng táo trước đây, với tổng diện tích trồng táo là 13 ha”.