Sao Mai tài trợ 200 đồng/kg cho hộ nuôi cá tra

Theo phân tích của các chuyên gia, giải pháp liên kết giữa các hộ nuôi và nhà máy chế biến mà Sao Mai Group đang triển khai là hoàn toàn đúng đắn, đóng góp đáng kể vào sự ổn định và thành công trong lĩnh vực chế biến xuất khẩu thủy sản của tập đoàn. Định hướng sắp tới, Sao Mai sẽ tiếp tục đầu tư sâu rộng phát triển nguồn nguyên liệu tự cung, trong đó có dự án sản xuất thức ăn thủy sản.
Mục đích của dự án là tiến tới nghiên cứu cho ra đời loại thức ăn mới nhiều ưu việt để tự cung cấp thức ăn cho vùng nguyên liệu, từng bước đầu tư hoàn thành khép kín chuỗi giá trị cá tra, tạo ra thế bền vững cho cả doanh nghiệp và hộ nuôi.
Thông qua nhãn hàng dầu cá cao cấp Ranee, Công ty Cổ phần Dầu cá Châu Á (AFO, thành viên của Sao Mai Group) đã công bố chương trình tài trợ cho bất cứ hộ nuôi nào liên kết với Sao Mai. Theo đó, khi đưa cá nguyên liệu về nhà máy, các hộ nuôi liên kết sẽ được trợ giá 200 đồng/kg. Ngoài ra, các hộ còn được cung cấp thức ăn thủy sản đạt chất lượng, thuốc điều trị bệnh… giúp giảm giá thành, đảm bảo tiêu chuẩn cá xuất khẩu.
Tại hội nghị, các hộ nuôi xuất sắc và cán bộ quản lý giỏi đã được Sao Mai Group khen thưởng.
Có thể bạn quan tâm

Trong 3 năm trở lại đây, tỉnh Ninh Bình khuyến khích nhân rộng mô hình chăn nuôi gà trên đệm lót vi sinh, góp phần giảm chi phí đầu tư và có ý nghĩa tích cực bảo vệ môi trường.

Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 1.000 làng nghề chế biến gỗ, cùng hàng chục nghìn hộ gia đình làm nghề chế biến gỗ, tập trung phần lớn ở Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định, Nghệ An, Quảng Nam...

Trong những năm qua, nghề trồng nấm ở Tiền Giang đang trên đà phát triển, các mô hình trồng nấm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt ở các vùng nông nghiệp đô thị, với diện tích nhỏ vẫn có thể thu được nhiều lợi nhuận, vòng vốn quay nhanh.

Theo Bộ NN&PTNT, giá trị sản xuất thủy sản cả nước 6 tháng đầu năm ước đạt 84.000 tỷ đồng (tăng 6%), giá trị xuất khẩu khoảng 3,45 tỷ USD, tăng 24,2%; sản lượng 2.866,5 nghìn tấn (tăng 4,4%); trong đó cá 2.128,3 nghìn tấn (tăng 1,9%), tôm 312,9 nghìn tấn (tăng 20,8%). Diện tích nuôi trồng thủy sản (NTTS) 933.000 ha (tăng 1,4%); sản lượng 1.453 nghìn tấn (tăng 3,4%).

Tuy nhiên, phải đến khi Trung tâm tiếp tục triển khai đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm ốc nhảy da vàng ở Quảng Ninh”, công trình này mới mở ra những hy vọng cho nghề nuôi loài ốc nhảy phát triển bền vững.