Sao Mai tài trợ 200 đồng/kg cho hộ nuôi cá tra

Theo phân tích của các chuyên gia, giải pháp liên kết giữa các hộ nuôi và nhà máy chế biến mà Sao Mai Group đang triển khai là hoàn toàn đúng đắn, đóng góp đáng kể vào sự ổn định và thành công trong lĩnh vực chế biến xuất khẩu thủy sản của tập đoàn. Định hướng sắp tới, Sao Mai sẽ tiếp tục đầu tư sâu rộng phát triển nguồn nguyên liệu tự cung, trong đó có dự án sản xuất thức ăn thủy sản.
Mục đích của dự án là tiến tới nghiên cứu cho ra đời loại thức ăn mới nhiều ưu việt để tự cung cấp thức ăn cho vùng nguyên liệu, từng bước đầu tư hoàn thành khép kín chuỗi giá trị cá tra, tạo ra thế bền vững cho cả doanh nghiệp và hộ nuôi.
Thông qua nhãn hàng dầu cá cao cấp Ranee, Công ty Cổ phần Dầu cá Châu Á (AFO, thành viên của Sao Mai Group) đã công bố chương trình tài trợ cho bất cứ hộ nuôi nào liên kết với Sao Mai. Theo đó, khi đưa cá nguyên liệu về nhà máy, các hộ nuôi liên kết sẽ được trợ giá 200 đồng/kg. Ngoài ra, các hộ còn được cung cấp thức ăn thủy sản đạt chất lượng, thuốc điều trị bệnh… giúp giảm giá thành, đảm bảo tiêu chuẩn cá xuất khẩu.
Tại hội nghị, các hộ nuôi xuất sắc và cán bộ quản lý giỏi đã được Sao Mai Group khen thưởng.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, toàn bộ diện tích mạ trà xuân sớm của các địa phương Hải Dương đã có thời gian sinh trưởng sau gieo ít nhất là 15 ngày tuổi trở lên. Tuy nhiên, do các yếu tố thời tiết diễn biến khắc nghiệt nên một số diện tích đã biểu hiện bị hại, chúng tôi xin lưu ý bà con nông dân cần thực hiện ngay việc “che vòm nylon cho mạ”.

Theo kế hoạch, từ nay đến ngày 12/12, trên 600.000 con cua, tôm và cá giống sẽ tiếp tục được Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với chính quyền địa phương thả xuống cửa biển và vùng ngọt hóa tại các huyện: Trần Văn Thời, Phú Tân, U Minh, Thới Bình và Thành phố Cà Mau.

Được nông dân trong nước khâm phục cỡ đó, nhưng Hồ Sáu không vì thế mà tự mãn, ông vẫn thường xuyên bỏ tiền túi ra nước ngoài học hỏi thêm những kinh nghiệp hay để về áp dụng vào SX.

Nhãn hiệu chứng nhận “Mực ống Cô Tô” không chỉ khẳng định đẳng cấp của một sản phẩm, mà còn khởi nguồn cho một phương thức sản xuất mới ở huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh.

Tiểu vùng 2, 3 của huyện Thạnh Phú,Bến Tre (gồm các xã từ Mỹ An đến Thạnh Hải) là vùng ngập mặn, bà con ở đây chỉ có thể nuôi trồng thủy sản. Vài năm gần đây, bà con tranh thủ trữ nước ngọt trong vuông tôm để trồng vụ lúa mùa. Trong những ngày cuối năm này, nhiều hộ tất bật thu hoạch lúa để chuẩn bị đón Tết. Vụ lúa này được công nhận là trúng mùa, trúng giá.