Sang Indonesia... Đập Lúa

Tới Indonesia đầu tháng 11.2013, tôi đã có 1 tuần trải nghiệm nhiều điều thú vị ở đất nước có trên 18.000 hòn đảo này.
Giao thông ở Indonesia theo quan sát của tôi hiện đại hơn Việt Nam nhưng cũng chung cảnh tắc đường như ở Hà Nội, TP.HCM. Phương tiện di chuyển của người Indonesia hiện đa phần là ô tô, rất ít xe máy, xe công cộng chủ yếu là xe tuk tuk (3 bánh) nhưng điều khác biệt là các phương tiện di chuyển phía bên trái đường.
Do chủ yếu người dân theo đạo Hồi nên đồ uống có cồn ở các quán ăn, nhà hàng của Indonesia cũng rất ít và rất hiếm thấy người dân ngồi nhậu vỉa hè, nhậu trong quán...
Rời thủ đô Jakarta, chúng tôi tới Bogor, một thành phố xanh với rất nhiều cây cổ thụ ven đường. Bogor còn được gọi với cái tên khác là thành phố mưa, bởi hầu như ngày nào cũng có ít nhất một trận mưa.
Đến Bali, nhiều người ấn tượng với vẻ đẹp của thành phố du lịch, nhưng đằng sau những dãy nhà cao tầng lung linh tráng lệ, tôi vẫn bắt gặp những hình ảnh sản xuất nông nghiệp của những người dân ở đất nước này còn rất thủ công và lạc hậu. Họ sản xuất manh mún, những thửa ruộng nhỏ với phương tiện thủ công, chủ yếu dùng sức lao động chân tay.
Người dân chủ yếu vẫn đập lúa ngay ở trên cánh đồng... Ấn tượng hơn với tôi là những người nông dân của Indonesia rất thân thiện và mến khách. Họ sẵn sàng và nhiệt tình mời chúng tôi tham gia vào các hoạt động thu hoạch như gặt lúa, đập lúa cùng với họ...
Có thể bạn quan tâm

Ngày 20/10, tổ chức phát triển Hà Lan phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau tổ chức Hội thảo tham vấn các bên có liên quan về phát triển kỹ thuật nuôi tôm sinh thái và trồng rừng ngập mặn tại Ban quản lý rừng phòng hộ Nhưng Miên.

Đến năm 2020, ngành thủy sản sẽ phấn đấu đưa tổng sản lượng thủy sản đạt 7 triệu tấn và giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 11 tỷ USD, tỷ trọng thủy sản chiếm khoảng 33,3% trong GDP nông nghiệp.

Nhiều năm nay trên địa bàn tỉnh ta đã có hàng trăm hộ gia đình sản xuất nấm (nấm sò, nấm mỡ, nấm rơm và nấm mục nhĩ) có thu nhập khá, rải rác ở các huyện Đông Sơn, Triệu Sơn, Thọ Xuân, Thiệu Hóa, TP Thanh Hóa... Nấm được trồng quanh năm, nhưng hiệu quả nhất vẫn là nấm mục nhĩ và nấm sò.

Năm 2012, được Trung tâm Khuyến nông quốc gia đầu tư kinh phí, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai thực hiện mô hình trồng keo tai tượng thâm canh tại 3 xã, gồm: Phúc Đường, Hải Long (Như Thanh), Thanh Quân (Như Xuân), quy mô 113 ha, với 70 hộ tham gia thực hiện.

Ngày 23 – 10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức hội nghị tổng kết sản xuất mía đường niên vụ 2013 – 2014, giải pháp thu mua, chế biến niên vụ 2014 – 2015 và định hướng kế hoạch sản xuất niên vụ 2015 – 2016.