Sang Indonesia... Đập Lúa

Tới Indonesia đầu tháng 11.2013, tôi đã có 1 tuần trải nghiệm nhiều điều thú vị ở đất nước có trên 18.000 hòn đảo này.
Giao thông ở Indonesia theo quan sát của tôi hiện đại hơn Việt Nam nhưng cũng chung cảnh tắc đường như ở Hà Nội, TP.HCM. Phương tiện di chuyển của người Indonesia hiện đa phần là ô tô, rất ít xe máy, xe công cộng chủ yếu là xe tuk tuk (3 bánh) nhưng điều khác biệt là các phương tiện di chuyển phía bên trái đường.
Do chủ yếu người dân theo đạo Hồi nên đồ uống có cồn ở các quán ăn, nhà hàng của Indonesia cũng rất ít và rất hiếm thấy người dân ngồi nhậu vỉa hè, nhậu trong quán...
Rời thủ đô Jakarta, chúng tôi tới Bogor, một thành phố xanh với rất nhiều cây cổ thụ ven đường. Bogor còn được gọi với cái tên khác là thành phố mưa, bởi hầu như ngày nào cũng có ít nhất một trận mưa.
Đến Bali, nhiều người ấn tượng với vẻ đẹp của thành phố du lịch, nhưng đằng sau những dãy nhà cao tầng lung linh tráng lệ, tôi vẫn bắt gặp những hình ảnh sản xuất nông nghiệp của những người dân ở đất nước này còn rất thủ công và lạc hậu. Họ sản xuất manh mún, những thửa ruộng nhỏ với phương tiện thủ công, chủ yếu dùng sức lao động chân tay.
Người dân chủ yếu vẫn đập lúa ngay ở trên cánh đồng... Ấn tượng hơn với tôi là những người nông dân của Indonesia rất thân thiện và mến khách. Họ sẵn sàng và nhiệt tình mời chúng tôi tham gia vào các hoạt động thu hoạch như gặt lúa, đập lúa cùng với họ...
Có thể bạn quan tâm

Kết quả khảo sát, điều tra tại thị trường tiêu thụ mai vàng Nhơn An tại TP Hồ Chí Minh, cho thấy, hiện nay thương hiệu “Mai vàng Nhơn An” (xã Nhơn An - thị xã An Nhơn) được biết đến và ưa chuộng nhiều nhất, chiếm đến 78%;

Tại Ðại hội đại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XIX, một số đại biểu đã trình bày các tham luận nêu giải pháp góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội. Báo Bình Ðịnh xin trích giới thiệu:

Ông Võ Mai Hưng, Phó giám đốc Sở Công Thương, cho biết: Cục Công nghiệp địa phương (Bộ Công Thương) vừa công bố danh sách các địa phương có sản phẩm đạt danh hiệu “Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (CNNTTB) năm 2015”.

Trong khi nhiều nơi trong cả nước nuôi tôm thẻ chân trắng không hiệu quả, thì tại tỉnh Khánh Hòa, có những vùng nuôi tôm cho kết quả ngoài mong đợi nhờ áp dụng quy trình nuôi hiện đại.

Thời gian qua, ngư dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa liên tiếp được hưởng niềm vui được mùa, được giá; trong khi đó, chi phí chuyến đi giảm nên ngư dân thu lãi khá. Điều này đã khuyến khích ngư dân vươn khơi bám biển.