Sang Indonesia... Đập Lúa

Tới Indonesia đầu tháng 11.2013, tôi đã có 1 tuần trải nghiệm nhiều điều thú vị ở đất nước có trên 18.000 hòn đảo này.
Giao thông ở Indonesia theo quan sát của tôi hiện đại hơn Việt Nam nhưng cũng chung cảnh tắc đường như ở Hà Nội, TP.HCM. Phương tiện di chuyển của người Indonesia hiện đa phần là ô tô, rất ít xe máy, xe công cộng chủ yếu là xe tuk tuk (3 bánh) nhưng điều khác biệt là các phương tiện di chuyển phía bên trái đường.
Do chủ yếu người dân theo đạo Hồi nên đồ uống có cồn ở các quán ăn, nhà hàng của Indonesia cũng rất ít và rất hiếm thấy người dân ngồi nhậu vỉa hè, nhậu trong quán...
Rời thủ đô Jakarta, chúng tôi tới Bogor, một thành phố xanh với rất nhiều cây cổ thụ ven đường. Bogor còn được gọi với cái tên khác là thành phố mưa, bởi hầu như ngày nào cũng có ít nhất một trận mưa.
Đến Bali, nhiều người ấn tượng với vẻ đẹp của thành phố du lịch, nhưng đằng sau những dãy nhà cao tầng lung linh tráng lệ, tôi vẫn bắt gặp những hình ảnh sản xuất nông nghiệp của những người dân ở đất nước này còn rất thủ công và lạc hậu. Họ sản xuất manh mún, những thửa ruộng nhỏ với phương tiện thủ công, chủ yếu dùng sức lao động chân tay.
Người dân chủ yếu vẫn đập lúa ngay ở trên cánh đồng... Ấn tượng hơn với tôi là những người nông dân của Indonesia rất thân thiện và mến khách. Họ sẵn sàng và nhiệt tình mời chúng tôi tham gia vào các hoạt động thu hoạch như gặt lúa, đập lúa cùng với họ...
Có thể bạn quan tâm

Tôm nuôi VietGAP nhanh lớn (do mật độ vừa phải), màu sắc đẹp, tỷ lệ sống cao, không bị bệnh, năng suất đạt 15 tấn/ha/vụ. Ngoài ra, tôm nuôi VietGAP, có giá bán cao hơn tôm nuôi thường 12.000 - 15.000 đồng/kg vì hạn chế hoặc không dùng kháng sinh, do vậy đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và xuất khẩu dễ dàng.

Tuy nhiên, nhiều nông dân cho rằng, giá cá bổi hiện đang xuống thấp so với năm trước. Vì vậy, nhân rộng mô hình nuôi phải có giải pháp về đầu ra ổn định, cũng như có chính sách hỗ trợ vốn. Hướng đi này không chỉ tạo ra nguồn thu nhập kinh tế gia đình, tạo việc làm cho lao động nông thôn mà còn khôi phục nguồn lợi cá đồng.

Do thị trường hay biến động và chi phí ngày một tăng cao, vì thế anh Đường tìm tòi, áp dụng cách nuôi trăn trên ĐLSH và cho kết quả khả quan. Anh Đường cho biết: “Tôi nuôi trăn gần 20 năm, mặc dù có nhiều kinh nghiệm trong việc chăn nuôi, nhưng thấy loài này vẫn thường bị mắc một số bệnh như đẹn miệng, sưng phổi, hô hấp… dẫn đến lợi nhuận không cao và tốn nhiều thời gian chăm sóc nên không nuôi được với số lượng lớn”.

Việt nhập ồ ạt khoai tây Trung Quốc về địa phương, rồi “phù phép” thành khoai tây Đà Lạt và bán với giá thấp, không chỉ gây xáo trộn thị trường, mà đây là hành vi lừa đảo người tiêu dùng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu khoai tây Đà Lạt. Tình trạng này đã diễn ra trong thời gian dài nhưng cơ quan chức năng vẫn chưa xử lý triệt để.

Vụ lúa mùa nổi năm nay, hơn 100 tấn lúa của nông dân xã Vĩnh Phước và Lương An Trà (Tri Tôn) đã được Công ty Ecofarm bao tiêu giá 12.000 đồng/kg. Theo quy hoạch đến năm 2020, huyện Tri Tôn nâng diện tích lúa mùa nổi lên 500 héc-ta, gấp 5 lần hiện nay.