Sáng dần bức tranh nông thôn mới

Lan tỏa phong trào lớn
Chung tay xây dựng NTM, các cấp ủy và chính quyền từ tỉnh đến xã đã kịp thời ban hành các nghị quyết, quyết định quan trọng để tập trung chỉ đạo thực hiện.
Cùng với đó, bộ máy quản lý thực hiện Chương trình xây dựng NTM từ cấp tỉnh đến xã sớm được thành lập và kiện toàn.
Ban chỉ đạo xây dựng NTM đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng NTM cho cán bộ có liên quan từ tỉnh đến xã.
Các hội, đoàn thể bằng nhiều hình thức đã tổ chức tuyên truyền, phát động, tạo nên phong trào thi đua rộng khắp trong cán bộ, hội viên và nhân dân về chung sức xây dựng NTM.
Các cơ quan truyền thông, báo chí trên địa bàn tỉnh đã kịp thời tuyên truyền, phản ánh các sự kiện thời sự, các điển hình tiên tiến của tỉnh về xây dựng NTM.
Xã Bình Dương (Bình Sơn) - xã đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới của tỉnh.
Trong điều kiện khó khăn về kinh tế, nhưng các cấp đã cân đối, bố trí vốn cho thực hiện chương trình.
Giai đoạn 2011-2015, tỉnh đã phân bổ nguồn lực từ ngân sách nhà nước thực hiện đầu tư phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới là 2.327 tỷ đồng, trong đó Chương trình NTM là 859 tỷ đồng.
Từ nguồn vốn này, các địa phương tập trung đầu tư cho giao thông, thủy lợi; đồng thời đầu tư cho các tiêu chí về y tế, trường học, chợ nông thôn, cơ sở vật chất văn hóa, môi trường và xây dựng, nâng cấp trụ sở.
Ngoài ra, các địa phương còn nỗ lực huy động được sự đóng góp của các doanh nghiệp, nhân dân và bà con xa quê cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
Số xã đạt chuẩn NTM mới đạt 8%
Trên bình diện chung, kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM của tỉnh vẫn còn đạt thấp.
Số xã đạt chuẩn NTM hiện mới chiếm khoảng 8%, thấp hơn so với bình quân chung của cả nước.
Mặt khác, trong các nội dung xây dựng NTM chỉ mới tập trung cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, còn các nội dung quan trọng khác như phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, giảm nghèo và các nội dung về văn hóa, xã hội, môi trường ít được quan tâm thực hiện và chậm có sự chuyển biến.
Ngoài ra, phong trào chung sức xây dựng NTM không đều giữa các vùng trong tỉnh, nhất là các huyện miền núi trong tỉnh gặp rất nhiều khó khăn trong triển khai thực hiện.
Sáng lên bức tranh nông thôn mới
Trong điều kiện nguồn lực đầu tư cho việc thực hiện Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh còn rất hạn chế, nên đến cuối năm 2014, toàn tỉnh mới chỉ có xã Bình Dương (Bình Sơn) được công nhận là xã đạt chuẩn NTM.
Bước sang năm 2015, nhờ có sự tập trung chỉ đạo của tỉnh và các cấp, ngành, địa phương nỗ lực phấn đấu đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình xây dựng NTM ở các xã điểm nên đến thời điểm này, Quảng Ngãi đã có 10 xã đạt chuẩn NTM.
Tiếp sau xã Bình Dương là Nghĩa Lâm (Tư Nghĩa) và mới đây có thêm 8 xã: Nghĩa Hòa (Tư Nghĩa), Hành Thuận, Hành Thịnh, Hành Minh (Nghĩa Hành), Tịnh Châu, Tịnh Khê (TP.
Quảng Ngãi), Đức Lân (Mộ Đức), Phổ Vinh (Đức Phổ) đã chạm đích NTM.
Dự kiến đến cuối năm nay sẽ có thêm các xã Đức Nhuận (Mộ Đức), Tịnh Trà (Sơn Tịnh), Bình Trung, Bình Thới (Bình Sơn) về đích NTM.
Vươn lên đạt chuẩn xã NTM, bức tranh nông thôn ở những nơi này sáng lên với nhiều gam màu mới.
Đặc biệt, hệ thống giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng và các mô hình sản xuất được đầu tư phát huy hiệu quả.
Bên cạnh đó, nhiều công trình văn hóa, y tế, giáo dục và phúc lợi công cộng được đầu tư vào nông thôn đã góp phần làm cho đời sống của người dân ở nhiều miền quê thêm khởi sắc.
Qua đó, tạo được sự đồng thuận của người dân trong việc chung tay xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng ở các địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi nhiều gia đình, chủ trang trại chăn nuôi gặp khó trong vấn đề thiếu vốn, thị trường tiêu thụ không ổn định, dịch bệnh... thì trang trại heo của gia đình ông Trần Văn Lệ (ấp 3, xã Tiến Hưng, TX. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) vẫn trụ được nhờ chăn nuôi gia công. Gần 1 năm, trại heo của ông Lệ luôn mang lại hiệu quả cao và khẳng định hướng phát triển kinh tế đúng.

Hiện tại, giá heo hơi dao động từ 4,7 - 4,8 triệu đồng/1 tạ; heo con cũng đang ở mức giá thấp, dao động từ 90 - 100 ngàn đồng/kg, với mức giá này thì người nuôi có lãi từ 500 ngàn - 600 ngàn đồng/tạ. Cận Tết Nguyên đán vừa qua, giá heo hơi có lúc lên đến 4,9 triệu đồng/tạ, tuy không bằng cùng kỳ năm 2014 nhưng nhờ giá thức ăn chăn nuôi, thuốc phòng trị bệnh ổn định nên người chăn nuôi hết sức phấn khởi.

Cụ thể, rau dền lấy hạt năng suất đạt 4 tấn/ha, giá thị trường dao động từ 30.000 - 34.000 đồng/kg tùy theo chủng loại và chất lượng, trừ các khoản chi phí đầu tư như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các chi phí khác, nông dân còn lãi 30 triệu đồng/ha. Ngoài ra, các loại rau màu khác cũng đạt khá như rau muống lấy hạt đạt 3 tấn/ha, giá từ 27.000 - 28.000 đồng/kg; ớt có giá từ 14.000 đồng - 15.000 đồng/kg, nông dân vẫn có lợi nhuận.

Trồng sắn mì nhiều năm làm đất bạc màu và củ ít, nên đầu tháng 9/2014, anh Ma Blý (xã Ea Bia, huyện Sông Hinh) đã quyết định chuyển 1,9ha đất rẫy trồng sắn của mình sang trồng cây đậu đỏ. Niềm vui đã đến với gia đình Ma Blý, khi đậu đỏ vừa được mùa, được giá.

Trước đây, mặc dù gia đình ông Tâm có 5.000 m2 diện tích đất vườn nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn, thường thiếu trước hụt sau. Đến năm 2000, phong trào nuôi cá tra ở một số nơi rầm rộ đã thôi thúc ông Tâm phải chuyển cách làm ăn. “Tôi đã đào và thả nuôi được 3ha diện tích mặt nước. Lúc ấy không đủ vốn, tôi phải mượn của dòng họ và vay ngân hàng. Hai năm đầu do chưa có nhiều kinh nghiệm nên không lời nhiều…” - ông Tâm nhớ lại.