Sáng Chế Lò Ấp Trứng Nhiệt Sinh Học

Hơn 2 năm mày mò tự nghiên cứu, anh Vũ Quốc Đạt, thôn Nho Quan, xã Tam Đa (Sơn Dương - Tuyên Quang) đã sáng chế thành công máy ấp trứng nhiệt sinh học sử dụng nguồn nhiệt từ hầm biogas, tiết kiệm lượng điện năng tiêu thụ.
Anh tốt nghiệp Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh năm 2002, Khoa Chăn nuôi thú y. Qua nhiều lần đi tham khảo ở các địa phương về lò ấp trứng, anh thấy nhiều mô hình ấp trứng có hiệu quả cao nhưng đa phần đều tiêu tốn rất nhiều điện năng. Anh ấp ủ suy nghĩ sáng tạo một loại lò ấp trứng giảm được giá thành sản phẩm trứng ấp mà không sử dụng nhiều đến điện sinh hoạt.
Sau hơn 2 năm tìm tòi nghiên cứu, anh đã sáng chế thành công lò ấp trứng bằng nhiệt sinh học. Nhờ nắm vững quy trình kỹ thuật về nhiệt độ, độ ẩm, thông gió mà sáng chế của anh Đạt hội tụ nhiều ưu điểm: Chức năng tự đảo 2 chiều, cấp nhiệt tự động, chu kỳ 21 ngày là nở, tỷ lệ trứng nở cao, phù hợp với các hộ chăn nuôi gia cầm có trang trại, tận dụng triệt để các thiết bị điện máy gia dụng bị hư để làm lò ấp trứng, bao gồm thân, vỏ, các khay đựng từ tủ lạnh, téc nước hỏng…, đồng thời khắc phục được nhiều khuyết điểm mà các loại máy truyền thống khác mắc phải.
Hiện nay, thị trường máy ấp trứng gà thường thì chỉ có thể ấp một kỳ là nở hết đợt này mới ấp đợt khác, còn máy do anh Đạt sáng chế nếu trứng đợt này đang ấp nhưng nếu có nhu cầu vẫn có thể đưa trứng mới vào ấp chung mà vẫn không ảnh hưởng đến chất lượng giống và tỷ lệ nở của trứng. Bên cạnh đó, máy có thể ấp được nhiều loại trứng như trứng gà, vịt, ngan…
Ngoài ra, loại máy này còn giảm được gần 80% năng lượng điện tiêu thụ so với máy ấp trứng thông thường. Nếu nhiệt độ bên ngoài khoảng 30 - 350C thì lò sẽ tự ngắt năng lượng và chỉ chạy quạt gió, các quy trình đều được tự động hóa. So với giá cả thị trường thì lò ấp trứng do anh Đạt sáng chế có thể ấp tối đa từ 1 vạn đến 1,5 vạn trứng với giá khoảng 1.000 đồng/quả, rẻ hơn 50% giá cả thị trường.
Bên cạnh việc nhận ấp trứng gia cầm, anh Đạt đang mở trang trại chăn nuôi gà, vịt với số lượng trên 1.500 con cung cấp con giống cho bà con địa phương và các tỉnh lân cận. Anh Đạt cho biết, mô hình chăn nuôi này với diện tích hơn 1.000 m2. Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, mỗi năm gia đình anh có thu nhập trên 200 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở Công Thương, thời gian qua, việc liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ đã đạt được những kết quả tích cực, nhất là đưa hàng nông sản, thực phẩm chế biến vào siêu thị. Riêng mặt hàng rau củ chưa qua chế biến có mặt tại siêu thị còn hạn chế.

Vừa qua, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Đồng Tháp đã chỉ đạo các Phòng, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường trực thuộc tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm vận chuyển, kinh doanh phân bón nhập lậu, phân bón giả; thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) nhập lậu, BVTV giả, kém chất lượng lưu hành trên thị trường.

Có 5 chỉ tiêu đạt từ 60% trở lên gồm: cơ cấu kinh tế cả 3 khu vực; giá trị tăng thêm bình quân đầu người theo giá hiện hành; giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh; tổng thu ngân sách huyện; khám chữa bệnh. Còn lại 3 chỉ tiêu sẽ được đánh giá kết quả vào cuối năm, trong đó có chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo.

Mỗi năm, khi mùa nước lũ về thì cũng là lúc người dân trồng gừng củ trên địa bàn huyện Long Mỹ lại bắt đầu vào vụ thu hoạch gừng non. Trái hẳn với không khí ảm đạm của vụ gừng năm trước, hiện nay, nông dân thu hoạch gừng trong niềm vui được mùa, trúng giá, đầu ra rất thuận lợi.

Cây kiệu được sử dụng củ và lá để làm các món ăn. Nhiều nơi nông dân trồng kiệu luân canh lúa cho hiệu quả kinh tế cao gấp 5 - 7 lần trồng lúa. Đặc biệt kiệu trồng vào tháng 9 – 11, thu hoạch vào tháng 1 – 2 bán vào dịp Tết Nguyên đán rất được giá, năng suất lại cao.