Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sáng Chế Lò Ấp Trứng Nhiệt Sinh Học

Sáng Chế Lò Ấp Trứng Nhiệt Sinh Học
Ngày đăng: 04/04/2014

Hơn 2 năm mày mò tự nghiên cứu, anh Vũ Quốc Đạt, thôn Nho Quan, xã Tam Đa (Sơn Dương - Tuyên Quang) đã sáng chế thành công máy ấp trứng nhiệt sinh học sử dụng nguồn nhiệt từ hầm biogas, tiết kiệm lượng điện năng tiêu thụ.

Anh tốt nghiệp Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh năm 2002, Khoa Chăn nuôi thú y. Qua nhiều lần đi tham khảo ở các địa phương về lò ấp trứng, anh thấy nhiều mô hình ấp trứng có hiệu quả cao nhưng đa phần đều tiêu tốn rất nhiều điện năng. Anh ấp ủ suy nghĩ sáng tạo một loại lò ấp trứng giảm được giá thành sản phẩm trứng ấp mà không sử dụng nhiều đến điện sinh hoạt.

Sau hơn 2 năm tìm tòi nghiên cứu, anh đã sáng chế thành công lò ấp trứng bằng nhiệt sinh học. Nhờ nắm vững quy trình kỹ thuật về nhiệt độ, độ ẩm, thông gió mà sáng chế của anh Đạt hội tụ nhiều ưu điểm: Chức năng tự đảo 2 chiều, cấp nhiệt tự động, chu kỳ 21 ngày là nở, tỷ lệ trứng nở cao, phù hợp với các hộ chăn nuôi gia cầm có trang trại, tận dụng triệt để các thiết bị điện máy gia dụng bị hư để làm lò ấp trứng, bao gồm thân, vỏ, các khay đựng từ tủ lạnh, téc nước hỏng…, đồng thời khắc phục được nhiều khuyết điểm mà các loại máy truyền thống khác mắc phải.

Hiện nay, thị trường máy ấp trứng gà thường thì chỉ có thể ấp một kỳ là nở hết đợt này mới ấp đợt khác, còn máy do anh Đạt sáng chế nếu trứng đợt này đang ấp nhưng nếu có nhu cầu vẫn có thể đưa trứng mới vào ấp chung mà vẫn không ảnh hưởng đến chất lượng giống và tỷ lệ nở của trứng. Bên cạnh đó, máy có thể ấp được nhiều loại trứng như trứng gà, vịt, ngan…

Ngoài ra, loại máy này còn giảm được gần 80% năng lượng điện tiêu thụ so với máy ấp trứng thông thường. Nếu nhiệt độ bên ngoài khoảng 30 - 350C thì lò sẽ tự ngắt năng lượng và chỉ chạy quạt gió, các quy trình đều được tự động hóa. So với giá cả thị trường thì lò ấp trứng do anh Đạt sáng chế có thể ấp tối đa từ 1 vạn đến 1,5 vạn trứng với giá khoảng 1.000 đồng/quả, rẻ hơn 50% giá cả thị trường.

Bên cạnh việc nhận ấp trứng gia cầm, anh Đạt đang mở trang trại chăn nuôi gà, vịt với số lượng trên 1.500 con cung cấp con giống cho bà con địa phương và các tỉnh lân cận. Anh Đạt cho biết, mô hình chăn nuôi này với diện tích hơn 1.000 m2. Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, mỗi năm gia đình anh có thu nhập trên 200 triệu đồng.


Có thể bạn quan tâm

Bình Thuận Nuôi Cá Bớp Trên Biển Bình Thuận Nuôi Cá Bớp Trên Biển

Chúng tôi theo chiếc xuồng máy chở thức ăn, thăm các bè cá bớp ở bãi trước Mũi Né (Phan Thiết - Bình Thuận). Nước biển xanh trong và có phần ít sóng, và có lẽ chưa đến giờ cho cá ăn nên những người nuôi cá bè có phần thong thả. Một vài người thay vì ngồi trong các nhà lều nổi, ra đứng trên bè cá nhìn vào bờ.

10/03/2014
Vẫn Khó Ngăn Chặn Đánh Bắt Thủy Sản Theo Kiểu Tận Diệt Vẫn Khó Ngăn Chặn Đánh Bắt Thủy Sản Theo Kiểu Tận Diệt

Khai thác thủy sản bằng hình thức giã cào bay, giã cào điện ở vùng gần bờ đã tác động xấu đến môi trường sinh thái, làm giảm nguồn lợi thủy sản, gây nên sự tranh chấp ngư trường, ảnh hưởng xấu đến trật tự an ninh trên biển. Tuy nhiên, việc ngăn chặn kiểu đánh bắt này lại không dễ dàng.

10/03/2014
Đồng Bằng Sông Cửu Long Phấn Đấu Đạt 2,55 Tỷ USD Kim Ngạch Xuất Khẩu Tôm Đồng Bằng Sông Cửu Long Phấn Đấu Đạt 2,55 Tỷ USD Kim Ngạch Xuất Khẩu Tôm

Theo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, năm nay, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long phấn đấu nâng giá trị tôm xuất khẩu, chủ yếu là tôm sú lên 2,55 tỷ USD, tăng 50 triệu USD so với năm trước đó, trong đó tỉnh Cà Mau dẫn đầu toàn vùng với chỉ tiêu xuất khẩu 1,1 tỷ USD.

10/03/2014
Sản Lượng Thủy Sản Phú Tân (Cà Mau) Đạt Gần 9.000 Tấn Sản Lượng Thủy Sản Phú Tân (Cà Mau) Đạt Gần 9.000 Tấn

Để khai thác biển có hiệu quả, huyện Phú Tân đang khuyến khích ngư dân tích cực bám biển, đẩy mạnh sản xuất, tập trung quản lý tốt số tàu khai thác, giảm dần số tàu nhỏ, khai thác ven bờ để chuyển sang khai thác xa bờ hoặc chuyển đổi ngành nghề sang nuôi thủy sản ven biển. Chú trọng đầu tư cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân trong việc bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.

10/03/2014
Cá Cá "Vàng Vi" Về Từ Hoàng Sa

Kết thúc phiên biển đầu năm trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa, nhiều ngư dân Quảng Ngãi trở về với cá ngừ vi vàng chật ních khoang tàu. Đây chính là một trong hai loại cá ngừ đại dương xuất khẩu, nhưng với ngư dân Quảng Ngãi, họ vẫn quen gọi là cá “vàng vi” Hoàng Sa…

10/03/2014