Sản xuất xoài rải vụ theo hướng an toàn
Nhiều chuyển biến tích cực trong thực hiện rải vụ và sản xuất xoài an toàn
Thời gian qua, ngành nông nghiệp thực hiện nhiều mô hình thiết thực trong việc hướng dẫn nhà vườn về kỹ thuật canh tác xoài rải vụ, sản xuất xoài đủ điều kiện an toàn... qua đó, tạo được bước chuyển biến tích cực trong nhận thức của nhà vườn.
Tại hội thảo, nhiều nhà vườn trăn trở về vấn đề kỹ thuật xử lý đối với những tháng có thời tiết bất lợi và vấn đề tiêu thụ xoài... Phần lớn nông dân cho rằng, việc tổ chức rải vụ còn gặp nhiều khó khăn như: chi phí đầu tư lớn, mức độ rủi ro cao do thời tiết bất lợi. Trong khi đó, giá bán vụ nghịch vẫn chưa tương xứng với chi phí nhà vườn đầu tư, đây là nguyên nhân khiến nhiều nhà vườn còn e ngại.
Thông tin về định hướng phát triển ngành hàng xoài tại Đồng Tháp trong thời gian tới, ông Nguyễn Thành Tài - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: “Hiện nay, nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước đối với sản phẩm xoài của Đồng Tháp rất cao.
Tuy nhiên, để đảm bảo các hợp đồng đối với những đối tác lớn thì chúng ta phải có sản phẩm ổn định quanh năm. Do đó, rải vụ là hướng đi tất yếu nhằm giảm áp lực tiêu thụ vào mùa thuận. Song song đó, việc sản xuất theo hướng GAP cũng là vấn đề bức thiết cần đẩy mạnh trong giai đoạn tới”.
Theo ông Nguyễn Thành Tài, để ngành hàng xoài phát triển bền vững thì vấn đề phát triển kinh tế hợp tác, xây dựng thương hiệu, thiết kế bao bì... cũng là những nhiệm vụ quan trọng cần tiếp tục đẩy mạnh.
Có thể bạn quan tâm

Có thế mạnh trong xuất khẩu nông sản, song nhiều năm qua, ngành chăn nuôi nước ta lại luôn trong tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi... Ðây là một nghịch lý, khiến giá thức ăn chăn nuôi (TĂCN) trong nước liên tục biến động, gây bất lợi cho người chăn nuôi. Bởi thế, việc chủ động sản xuất TĂCN từ nguyên liệu trong nước là giải pháp hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh.

Ngày 26/7, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đầm Dơi (Cà Mau) phối hợp với UBND xã Tân Dân hợp đồng với Công ty TNHH Trường Thịnh thả hơn 3,3 triệu con sú giống cho 46 hộ dân.

Thời điểm hiện nay, ngư dân tại Vĩnh Hy (Vĩnh Hải - Ninh Hải - Ninh Thuận) đang bước vào chính vụ thu hoạch tôm hùm thịt. Tuy nhiên, do giá tôm thương phẩm bị sụt giảm kéo dài từ đầu nằm đến nay nên nhiều người nuôi tôm hùm ở đây liên tục bị thua lỗ.

Nhiều ý kiến cho rằng nếu cứ mãi duy trì kiểu độc quyền xuất khẩu gạo như hiện nay thì chỉ làm cho giá gạo ngày càng xuống thấp và người chịu thiệt vẫn là nông dân.

Tại thời điểm này, ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) không chỉ lúa phẩm cấp thấp bị ế ẩm, mà ngay cả lúa thơm trong dân hiện cũng đang ùn ứ đầy bồ, không có đầu ra.