Sản xuất xoài rải vụ theo hướng an toàn
Nhiều chuyển biến tích cực trong thực hiện rải vụ và sản xuất xoài an toàn
Thời gian qua, ngành nông nghiệp thực hiện nhiều mô hình thiết thực trong việc hướng dẫn nhà vườn về kỹ thuật canh tác xoài rải vụ, sản xuất xoài đủ điều kiện an toàn... qua đó, tạo được bước chuyển biến tích cực trong nhận thức của nhà vườn.
Tại hội thảo, nhiều nhà vườn trăn trở về vấn đề kỹ thuật xử lý đối với những tháng có thời tiết bất lợi và vấn đề tiêu thụ xoài... Phần lớn nông dân cho rằng, việc tổ chức rải vụ còn gặp nhiều khó khăn như: chi phí đầu tư lớn, mức độ rủi ro cao do thời tiết bất lợi. Trong khi đó, giá bán vụ nghịch vẫn chưa tương xứng với chi phí nhà vườn đầu tư, đây là nguyên nhân khiến nhiều nhà vườn còn e ngại.
Thông tin về định hướng phát triển ngành hàng xoài tại Đồng Tháp trong thời gian tới, ông Nguyễn Thành Tài - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: “Hiện nay, nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước đối với sản phẩm xoài của Đồng Tháp rất cao.
Tuy nhiên, để đảm bảo các hợp đồng đối với những đối tác lớn thì chúng ta phải có sản phẩm ổn định quanh năm. Do đó, rải vụ là hướng đi tất yếu nhằm giảm áp lực tiêu thụ vào mùa thuận. Song song đó, việc sản xuất theo hướng GAP cũng là vấn đề bức thiết cần đẩy mạnh trong giai đoạn tới”.
Theo ông Nguyễn Thành Tài, để ngành hàng xoài phát triển bền vững thì vấn đề phát triển kinh tế hợp tác, xây dựng thương hiệu, thiết kế bao bì... cũng là những nhiệm vụ quan trọng cần tiếp tục đẩy mạnh.
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Nguyễn Duy Phúc, Giám đốc Công ty TNHH Cao su Quảng Nam, nguyên nhân giá cao su rớt mạnh là do giá mủ cao su thế giới đang xuống nhanh.

Thực tế cây cao su được cảnh báo là khó tính, là loại cây “công chúa” khi đòi hỏi những điều kiện về tầng đất dày 60-70cm, độ dốc không quá 30%, độ cao không quá 600 mét.

Trên địa bàn Ngã Năm hiện có 17 cánh đồng mẫu với tổng diện tích trên 2.000 ha được đầu tư trạm bơm điện và đê bao khép kín, UBND thị xã cũng tìm doanh nghiệp bao tiêu và ngành nông nghiệp đã tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất cho nông dân. Bên cạnh đó, Ban quản lí các cánh đồng này cũng tổ chức họp bà con thông báo tình hình bơm nước, chọn giống, vệ sinh đồng ruộng.

Anh Nguyễn Văn Khang ở xã Đắk Búk So (Tuy Đức), một nông dân trồng khoai lang cho biết: “Tỉnh có nhiều vùng đất trồng được khoai lang, nhất là khoai lang Nhật Bản cho năng suất, chất lượng cao. Chỉ tính riêng ở xã Đắk Búk So, nhiều gia đình có từ 1-3 ha trồng khoai lang, có những hộ còn thuê đất, mua đất trồng tới hàng chục ha.

Vụ lúa đông xuân 2014-2015 bà con nông dân Sóc Trăng đã gieo sạ hơn 90.000 ha, chủ yếu ở giai đoạn mạ và đẻ nhánh, một phần chuyển sang làm đòng. Theo ghi nhận của chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, trong tuần qua diện tích lúa bị nhiễm sâu bệnh có chiều hướng gia tăng.