Sản Xuất Vụ Thu Đông Tiến Độ Gieo Trồng Chậm So Với Lịch Thời Vụ

Đến thời điểm này, nông dân trên địa bàn toàn tỉnh mới gieo trồng được 10.419 ha/31.594 ha các loại cây trồng vụ thu đông, đạt 33% so với kế hoạch đề ra.
Theo Sở Nông nghiệp-PTNT thì đến nay, lịch thời vụ đối với các cây trồng cạn đã gần kết thúc nhưng nhiều địa phương vẫn còn có tiến độ sản xuất chậm. Vì thế, để giảm thiểu những ảnh hưởng do ngập úng và hạn hán có thể gây ra ở cuối vụ, các huyện, thị xã cần đôn đốc nông dân đẩy nhanh tiến độ gieo trồng.
Đắk Mil là địa phương có tiến độ gieo trồng cao nhất nhưng đến thời điểm đầu tháng 9, nông dân trên địa bàn cũng chỉ mới sản xuất được 6.138 ha, đạt trên 69% so với kế hoạch đề ra. Theo ông Lê Văn Điệp, Trưởng Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Đắk Mil thì về thời vụ sản xuất, đơn vị đã phối hợp các chính quyền các địa phương động viên bà con gieo trồng càng sớm càng tốt để tránh những ảnh hưởng của thời tiết thường hay xảy ra là mưa lũ gây ngập úng.
Bên cạnh đó, các cán bộ kỹ thuật của ngành đã cùng với cộng tác viên khuyến nông thôn, bon thực hiện việc đôn đốc, kiểm tra nhân dân sản xuất. Từ đó, các loại cây trồng được sản xuất đúng kỹ thuật và nhanh chóng hơn so với vụ thu đông năm ngoái.
Bên cạnh đó, các địa phương khác có diện tích sản xuất lớn như Chư Jút, Krông Nô, Đắk Song, tiến độ sản xuất vẫn còn khá chậm. Cụ thể như ở Chư Jút, vụ thu đông này, toàn huyện có kế hoạch xuống giống hơn 12.300 ha cây trồng nhưng đến đầu tháng 9 cũng mới sản xuất được hơn 1.300 ha, đạt 10,7% so với mục tiêu đề ra.
Điều đáng nói ngô là cây trồng chiếm ưu thế với kế hoạch là 8.790 ha nhưng các địa phương mới xuống giống được 1.000 ha, cây đậu lạc cũng chỉ mới sản xuất được 5 ha/1.410 ha, đậu nành: 20 ha/1.600 ha. Tương tự, huyện Đắk R’lấp cũng chỉ mới sản xuất được 20 ha/130 ha, Đắk Song: 416 ha/ 4.650 ha, Đắk Glong: 15ha /450 ha.
Theo ông Hồ Gấm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp- PTNT thì chỉ đạo chung của ngành là các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ thu đông trên tinh thần nâng cao hệ số sử dụng đất, nhất là ở các huyện Đắk Glong, Tuy Đức, Gia Nghĩa bởi những năm qua, diện tích các địa phương đưa vào sản xuất đều ít so với tiềm năng.
Song song với đó, các huyện, thị xã cũng cần hướng dẫn bà con đa dạng hóa cây trồng, khuyến cáo sử dụng các giống mới, ngắn ngày có năng suất cao, phẩm chất tốt nhằm tránh hạn cuối vụ, mở rộng diện tích gắn với đầu tư thâm canh để tăng năng suất cây trồng trên cùng đơn vị đất canh tác. Thời gian này, thời tiết đang diễn biến khá tốt nên bà con cần tận dụng điều kiện thuận lợi này để nhanh chóng kết thúc thời vụ sản xuất, chuẩn bị tiến hành làm cỏ, bón phân cho các loại cây trồng.
Trong suốt quá trình sản xuất, bà con cũng cần thường xuyên thăm đồng, chú ý đến những biểu hiện khác lạ của cây trồng nhằm phát hiện những loại sâu bệnh có thể phát sinh gây hại để kịp thời xử lý, tránh để lây lan ra diện rộng, phấn đấu đạt tổng sản lượng lương thực toàn vụ là 112.938 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Chúng tôi rất ấn tượng khi đến tham quan trang trại nuôi chim trĩ lớn nhất tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu của anh Phan Minh Châu (36 tuổi), ở tổ 2, thôn Sơn Hòa, xã Xuân Sơn (H. Châu Đức, T. Bà Rịa Vũng Tàu) bởi tận mắt thấy hàng trăm con chim trĩ đang sinh sống trong những dãy lồng.

Khánh Hòa là địa phương được chọn thí điểm đóng tàu cá vỏ thép sau huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, tiếp đó sẽ đến các tỉnh Phú Yên, Bình Định rồi nhân rộng trên cả nước. Việc thay tàu gỗ thành tàu vỏ thép nhằm giúp ngư dân hành nghề đánh bắt xa bờ hiệu quả là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế biển đảo.

Giá thức ăn chăn nuôi trong những tháng tới nhiều khả năng sẽ ổn định nhờ doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi đã tận dụng cơ hội giá bắp xuống thấp để nhập về một khối lượng lớn trong mấy tháng qua, theo Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam.

Hai anh Sa Lés và Da Cốp (ngụ ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Hanh, Châu Thành, An Giang) đã thành công với mô hình nuôi le le bán hoang dã để lấy thịt và cho sinh sản. Mô hình chăn nuôi độc đáo này không những mang lại hiệu quả kinh tế cao, mà còn gián tiếp bảo tồn loài chim đang khan hiếm…

Hình ảnh những chiếc máy xới, gặt đập liên hợp (GĐLH) hoạt động hối hả ngoài ruộng vào giai đoạn làm đất, thu hoạch rộ; cùng câu chuyện chế tạo ra nhiều loại máy móc từ thực tiễn sản xuất của nông dân để phục vụ công việc đồng áng nói chung, như đã gián tiếp khẳng định một bước tiến mới của tiến trình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ở Hậu Giang vào giai đoạn hiện nay.