Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sản xuất vụ hè thu tăng cường giải pháp giống, đa dạng cây trồng

Sản xuất vụ hè thu tăng cường giải pháp giống, đa dạng cây trồng
Ngày đăng: 22/05/2015

Theo đó, vụ hè thu năm nay, ngành Nông nghiệp tỉnh phấn đấu gieo trồng 74.154 ha cây trồng các loại; trong đó, lúa: 7.552 ha, ngô: 29.071 ha, sắn: 15438 ha, khoai lang: 6.118 ha, cây thực phẩm: 4.624 ha. Tổng sản lượng lương thực trong vụ ước đạt trên 239.000 tấn.

Để đạt được mục tiêu này, ngành Nông nghiệp tỉnh yêu cầu các cấp, ngành địa phương và bà con nông dân cần xác định thời vụ gieo trồng phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương, tránh tình trạng khô hạn hay ngập úng cuối vụ, đảm bảo thời gian gieo trồng cho vụ sau.

Theo đó, các địa phương cần tổ chức triển khai chỉ đạo sản xuất kịp thời và ăn chắc nhằm hạn chế ảnh hưởng do thời tiết gây ra. Đồng thời, trên cơ sở thực hiện đa dạng hóa cây trồng, các cấp, ngành, địa phương cần bố trí cơ cấu cây trồng và luân canh hợp lý; tập trung mở rộng diện tích các loại cây có ưu thế đã xác định qua các vụ sản xuất như ngô lai, khoai lang, đậu nành, lạc, đậu xanh…

Đối với cây lúa, Sở Nông nghiệp – PTNT khuyến cáo các địa phương không gieo cấy lúa trên những diện tích có khả năng về nguồn nước như các huyện Krông Nô, Đắk R’lấp, Chư Jút… Bên cạnh đó, các địa phương cần xác định các giống chủ lực với cơ cấu diện tích chiếm khoảng 60% - 70% là giống lúa lai, lúa thuần có năng suất, chất lượng cao như RVT, IR64, OMCS 2000, VND 95-20, Nhị ưu 838, Syn 6, BiO 404, VT 404, Nghi hương2308, BTE-1, Kim ưu 725, TH 3-3, HT 1… Diện tích còn lại từ 30% - 40% là các giống lúa đặc sản và các giống khác. Đối với cây ngô, bà con nên tăng cường sử dụng các giống như C919, DK 171, V98 – 1, Bioseed 9698, V2002, LVN 99, CP 888…

Còn đối với cây hoa màu, ngành Nông nghiệp cũng khuyến cáo nông dân sử dụng các giống có năng suất cao, tránh sử dụng các giống cũ đã bị thoái hóa vào sản xuất, gây nguy cơ bùng phát dịch bệnh, năng suất thấp. Một số giống lạc ưu tiên sử dụng như L14, L23, SVL1, MDD7… và các giống đậu nành DD84, ĐT 200, HL203…

Cũng ngay từ đầu vụ hè thu năm nay, ngành Nông nghiệp, chính quyền các địa phương đã kiên quyết chỉ đạo không mở rộng diện tích cà phê, hồ tiêu, sắn, cây mắc ca, đồng thời, hướng dẫn nông dân đầu tư theo hướng thâm canh, cải tạo vườn cây, thực hiện xen canh cây trồng, tránh sự rửa trôi, thoái hóa bạc màu đất.

Ngoài ra, bên cạnh việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ sinh học vào sản xuất, các địa phương cần thường xuyên tăng cường theo dõi, chủ động nhận định, dự báo tình hình phát sinh dịch hại, tổ chức tập huấn, hướng dẫn nông dân phòng trừ sâu bệnh ở những vùng có dấu hiệu phát sinh dịch hại.

Đồng thời, các ngành, địa phương đẩy mạnh diện tích ứng dụng chương trình phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM), chương trình “3 giảm, 3 tăng”, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo biện pháp “4 đúng” là đúng thuốc, đúng liều lượng, nồng độ, đúng lúc, đúng cách...


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lóc đầu nhím Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lóc đầu nhím

Cá bố mẹ được chọn từ các ao nuôi thương phẩm hoặc các ao nuôi cá hậu bị của trại giống. Chọn cá bố mẹ khỏe mạnh, không bị trầy xước, có trọng lượng khoảng 600 - 1.200 g. Cá có trọng lượng khoảng 700 g có sức sinh sản tốt nhất.

12/08/2015
Tam Nông tập trung phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa Tam Nông tập trung phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa

Hiện nay là thời điểm lúa mùa đang sinh trưởng mạnh, đồng thời cũng là giai đoạn khá nhiều loại sâu bệnh hại lúa như sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bọ xít, rầy… phát triển mạnh. Trong hơn 10 ngày qua thời tiết không thuận lợi, liên tục có mưa khiến cho việc phun thuốc phòng trừ không đạt hiệu quả cao. Nhiều địa phương đã xuất hiện sâu bệnh hại lúa với mật độ khá cao, trong đó có huyện Tam Nông.

12/08/2015
Kiểm tra tình hình sâu bệnh hại lúa mùa tại huyện Thanh Thủy Kiểm tra tình hình sâu bệnh hại lúa mùa tại huyện Thanh Thủy

Vừa qua, đoàn công tác do đồng chí Hoàng Công Thủy - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra thực tế tình hình sâu bệnh hại lúa mùa năm 2015 tại thị trấn Thanh Thủy. Cùng đi có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT; Chi cục BVTV.

12/08/2015
Tư duy và cơ chế với cây sâm Tư duy và cơ chế với cây sâm

Cây sâm khúc trúc - tên gọi dân gian được dược sĩ Đào Kim Long phát hiện vào năm 1973 trên sườn núi Ngọc Linh. Cây sâm đã được đưa vào chữa trị và chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ trong kháng chiến. Sâm Ngọc Linh cũng có tên từ đó. Là cây dược liệu đặc hữu với nhiều hàm lượng vi chất có trong củ, lá, cành còn nhiều hơn cả sâm Hàn Quốc, được các nhà khoa học thế giới khẳng định. Cây sâm có công dụng bồi bổ sức khỏe, chữa trị nhiều bệnh, phục hồi sức khỏe…

12/08/2015
Thu tiền tỷ nhờ trồng đặc sản Thu tiền tỷ nhờ trồng đặc sản

Ông Nguyễn Văn Tân, nông dân tại xã Xuân Bảo (huyện Cẩm Mỹ), nổi tiếng tại địa phương vì có vườn cây rộng 5 hécta trồng đặc sản bơ, sầu riêng thu lãi cao. Đặc biệt, ông tự lai tạo ra giống bơ “khủng” với trọng lượng từ 1-1,6kg/trái, luôn bán được giá cao vì được thị trường ưa chuộng.

12/08/2015