Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sản xuất vụ hè thu ở Ninh Hòa tiếp tục gặp khó khăn do nắng hạn

Sản xuất vụ hè thu ở Ninh Hòa tiếp tục gặp khó khăn do nắng hạn
Ngày đăng: 22/07/2015

Trước tình hình đó, để đảm bảo sản xuất vụ Hè Thu hiệu quả, thị xã đã đưa ra nhiều giải pháp để bà con bước vào vụ sản xuất. Đồng thời, khuyến cáo các địa phương phải chủ động có phương án thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại một số vùng có khả năng cung cấp nước tưới. Nhưng, đến nay, công tác chuyển đổi là cực kỳ khó khăn.

Những diện tích trồng rau màu hiếm hoi, được bà con tiếp tục sản xuất trong vụ Hè Thu. Để có nước tưới, bà con trong vùng phải sử dụng nhiều biện pháp, từ việc khoan giếng, bơm chuyền nước từ ngoài sông vào phục vụ cây trồng. Tuy nhiên, lượng nước ngày một ít, khiến bà con cũng gặp không ít khó khăn trong sản xuất. Theo đánh giá của phòng Kinh tế thị xã, lượng nước tại các hồ chứa, sông suối trên địa bàn đang ở mức rất thấp trong nhiều năm qua. Và khả năng cung ứng cho sản xuất nông nghiệp là rất ít.

Ông Nguyễn Tiến – Phó Trưởng phòng Kinh tế thị xã Ninh Hòa cho biết đối với vụ Hè thu, Công ty khai thác thủy lợi Bắc Khánh Hoà dự báo tình hình các đập dâng không đủ cung cấp, chủ yếu ưu tiên phục vụ nước sinh hoạt và chăn nuôi.

Khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nước, khiến hoạt động sản xuất của bà con chịu ảnh hưởng nặng nề. Trong vụ Hè Thu, toàn thị xã chỉ sản xuất được hơn 2580 ha trong tổng số 8.300 ha. Tất cả các diện tích đã gieo sạ xong, nhưng do thiếu nước dẫn đến 340 ha lúa bị khô và 41 ha lúa khác đang chị cháy. Như vậy, hiện cả thị xã đang có hơn 5.719 ha đang bỏ hoang. Thiệt hại do nắng hạn gây ra trong vụ Hè Thu đối với bà con ở Ninh Hòa là rất lớn. Với tình hình nắng hạn ngày một khốc liệt, yêu cầu đặt ra là các địa phương phải nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại một số khu vực chủ động được nguồn nước.

Theo dự kiến, trong vụ này, thị xã sẽ chuyển đổi khoảng 600 ha đất lúa sang trồng các loại rau, đậu, bắp. Thế nhưng, kế hoạch này cũng không thực hiện được, do nguồn nước nay đã không còn. Ngay cả một địa phương có điều kiện nguồn nước khá ổn định như xã Ninh Đông, việc vận động bà con chyển đổi cũng không dễ dàng vì chi phí chuyển sang cây trồng khác cao hơn lợi nhuận sau thu hoạch. Ông Trần Hải Đăng – Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Đông cho biết bà con tính toán không có lãi thì không chuyển đổi, chờ mưa bà con mới chuyển đổi.

Hiện nay, hầu hết diện tích sản xuất của người dân ở Ninh Hòa đành phải bỏ hoang trong nắng hạn. Chính vì vậy, người dân mong muốn chính quyền địa phương hỗ trợ để vượt qua khó khăn. Song về lâu dài, địa phương cần nghiên cứu, áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm. Đây là giải pháp giúp bà con có thể sản xuất trong mùa nắng hạn, nâng cao thu nhập.


Có thể bạn quan tâm

Mía Tím Mía Tím "Lên Ngôi"

Vốn là cây trồng quen thuộc của người dân địa phương (tập trung nhiều nhất ở xã Quảng Chính), đến nay, cây mía tím đã “lan” ra nhiều xã khác, trở thành một trong những cây trồng chủ lực của huyện Hải Hà.

24/02/2014
Tiền Giang Trồng Vú Sữa Cuối Mùa Được Giá Cao Tiền Giang Trồng Vú Sữa Cuối Mùa Được Giá Cao

Hiện nay đang vào cuối mùa thu hoạch vú sữa nên sản lượng tại chợ trái cây Vĩnh Kim giảm rất nhiều. Theo các chủ vựa trái cây nhận định, sản lượng vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim hiện chỉ còn khoảng 10% và sẽ cơ bản kết thúc mùa thu hoạch vào giữa tháng 3 âm lịch.

24/03/2014
Loạn Rau Sạch Nông Dân Bỏ Trồng, Người Dùng Bỏ Ăn Loạn Rau Sạch Nông Dân Bỏ Trồng, Người Dùng Bỏ Ăn

Thị trường RAT trong nước hiện gần như không kiểm soát được nguồn gốc và chất lượng. Hàng loạt vụ lừa đảo rau không rõ nguồn gốc dán nhãn RAT khiến cho thị trường rau sạch mới được gây dựng đã bị làm loạn.

24/03/2014
Giá Cá Tra Tăng Bất Thường? Giá Cá Tra Tăng Bất Thường?

Những ngày qua, giá cá tra ở Đồng Tháp nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tăng mạnh. Song, thay vì phấn khởi, vui mừng, nông dân lại thấy lo bởi nhiều khả năng đây chỉ là cơn “sốt giá ảo”.

25/03/2014
Mô Hình Nuôi Cá Sặc Rằn Đạt Hiệu Quả Cao Ở Vùng Lạc Địa, Huyện Ba Tri Mô Hình Nuôi Cá Sặc Rằn Đạt Hiệu Quả Cao Ở Vùng Lạc Địa, Huyện Ba Tri

Những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt nhằm tăng thu nhập đã được nông dân Bến Tre ứng dụng rộng rãi. Tùy theo điều kiện đất đai, môi trường nước và nguồn vốn, nông dân đã chọn nuôi những đối tượng khác nhau, trong đó, con cá sặc rằn được nuôi phổ biến ở vùng Lạc địa, thuộc xã Phú Lễ, huyện Ba Tri.

24/02/2014