Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sản Xuất Và Xuất Khẩu Tôm Chân Trắng Nhìn Từ Ấn Độ

Sản Xuất Và Xuất Khẩu Tôm Chân Trắng Nhìn Từ Ấn Độ
Ngày đăng: 23/04/2013

Chính thức cho phép nuôi tôm chân trắng từ năm 2009, sau Việt Nam một năm nhưng chỉ sau 4 năm, Ấn Độ đã sản xuất thành công tôm chân trắng bố mẹ sạch bệnh (tôm SPF) nhằm gia tăng sản lượng và XK loài tôm đang ngày càng được ưa chuộng này.

Đây là dự án do Trung tâm Nuôi trồng thủy sản Rajiv Gandhi (RGCA) phối hợp với Cơ quan Xúc tiến Xuất khẩu Thủy sản và Bộ Công Thương Ấn Độ thực hiện. Với thành công này, Ấn Độ sẽ chủ động hơn trong việc sản xuất tôm chân trắng, đảm bảo nguồn cung tôm giống chất lượng cao cho các hộ nuôi tôm.

Mặc dù đi sau “đàn anh” Thái Lan về sản xuất tôm chân trắng, nhưng chỉ sau hai năm cho phép nuôi tôm chân trắng trên quy mô công nghiệp, tôm chân trắng Ấn Độ đã gặt hái thành công lớn trên thị trường tôm thế giới khi năm 2011 tôm chân trắng nước này làm thay đổi cả xu hướng NK cũng như tiêu dùng trên thị trường Nhật Bản và năm 2012 chiếm lĩnh thị phần đáng kể từ tôm Thái Lan trên thị trường Mỹ.

Năm 2011, Ấn Độ tập trung sản xuất tôm chân trắng cỡ lớn với sản lượng chiếm tới 70% tổng sản lượng tôm chân trắng của nước này. Với mặt hàng tôm chân trắng cỡ lớn có giá bán cạnh tranh, Ấn Độ đã “tấn công” thị trường Nhật Bản khiến nhiều nhà cung cấp tôm sú cho thị trường này lao đao. Trong nhiều dịp lễ hội, người tiêu dùng Nhật Bản, vốn được coi là khá kỹ tính và cầu kỳ trong ăn uống, đã lựa chọn tôm chân trắng Ấn Độ thay vì lựa chọn tôm sú trong các món ăn truyền thống của họ.

Thống kê NK tôm vào Nhật Bản năm 2011 cho thấy, NK tôm Ấn Độ vào thị trường này tăng 9,1% so với năm 2010 trong khi đó NK tôm từ hai nhà cung cấp chính tôm sú là Việt Nam và Indonesia giảm lần lượt 15,6% và 3,9%. NK tôm từ Thái Lan cũng giảm 2,9%.

Năm 2012, Ấn Độ để lại dấu ấn rõ nét trên thị trường tôm Mỹ khi NK tôm từ nước này vào Mỹ tăng mạnh. Trong khi NK từ Thái Lan, nước dẫn đầu về cung cấp tôm Mỹ với 135.557 tấn, giảm tới 26,7% so với năm 2011. NK tôm Ấn Độ vào Mỹ tăng 36,4%, từ 48.106 tấn năm 2011 lên 65.595 tấn năm 2012.

NK tôm Việt Nam vào Mỹ trong năm qua cũng giảm 9,5% từ 45.162 tấn xuống còn 40.879 tấn.

Việt Nam cho phép nuôi tôm chân trắng từ năm 2008, nhưng cho đến nay, những gì Việt Nam làm được với tôm chân trắng vẫn chỉ là 15.727 ha diện tích nuôi với sản lượng 77.830 tấn trong năm 2012.

Ba tháng đầu năm 2013, giá trị XK tôm chân trắng của Việt Nam đạt trên 154 triệu USD, chiếm 36,3% tổng GT XK tôm các loại và tương đương với tỷ trọng giá trị XK tôm chân trắng cùng kỳ năm ngoái.

Cho đến nay, nguồn tôm chân trắng bố mẹ của Việt Nam vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn NK. Việc theo dõi, và quản lý NK cũng như sản xuất tôm giống chưa được kiểm soát đúng mức. Trong khi tôm giống là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong sản xuất tôm.

Tình hình dịch bệnh diễn ra tại nhiều nước sản xuất tôm ở Châu Á như Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Trung Quốc khiến nguồn cung tôm bất ổn. Với tuyên bố thành công trong sản xuất tôm chân trắng bố mẹ sạch bệnh này, Ấn Độ như khẳng định thêm về chất lượng cũng như sản lượng tôm của nước này với thị trường tôm thế giới. Theo đó, XK tôm chân trắng của Ấn Độ năm nay sẽ tiếp tục “thống lĩnh” nhiều thị trường tiêu thụ lớn trên thế giới.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Bò Thịt, Mô Hình Giảm Nghèo Ở Hồng Ngự (Đồng Tháp) Nuôi Bò Thịt, Mô Hình Giảm Nghèo Ở Hồng Ngự (Đồng Tháp)

Phát huy lợi thế của huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) thuần nông, thời gian qua, nuôi bò thịt đã trở thành mô hình làm ăn có hiệu quả được người dân huyện Hồng Ngự chú trọng.

29/05/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Dưa Lưới Trong Nhà Lưới Cải Tiến Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Dưa Lưới Trong Nhà Lưới Cải Tiến

Mô hình trồng dưa lưới trong nhà lưới cải tiến đang mang lại hiệu quả cho bà con nông dân ở nhiều địa phương. Áp dụng mô hình này, bà con không cần một hệ thống nhà kính, nhà lưới kiên cố để trồng dưa, đồng thời lại rất cơ động và hạn chế thấp nhất dịch bệnh hại cây. Nhờ vậy, giúp người trồng giảm chi phí, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.

30/07/2012
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Dong Riềng Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Dong Riềng

Dong riềng trồng để lấy củ dùng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến như: chế biến tinh bột, miến và các sản phẩm khác. So với một số cây trồng, dong riềng có sức sống mạnh, có khả năng thích nghi cao với điều kiện ngoại cảnh và chống chịu tốt với nhiều loại sâu bệnh. Hơn nữa, dong riềng còn là cây trồng dễ tính, có thể trồng ở ruộng sản suất hoặc có tận dụng đất vườn nhà mà vẫn cho năng suất củ.

30/07/2012
Không Thiếu Nguồn Giống Khoai Tây Đầu Dòng Không Thiếu Nguồn Giống Khoai Tây Đầu Dòng

Dự báo đến năm 2015, Đà Lạt phải phát triển khoảng 2.500ha diện tích khoai tây (năng suất trung bình trên dưới 25 tấn/ha) mới đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài địa phương.

26/07/2013
Giá Cá Điêu Hồng Nuôi Bè Biến Động Mạnh Giá Cá Điêu Hồng Nuôi Bè Biến Động Mạnh

Hơn nửa tháng qua, giá cá điêu hồng nuôi bè tăng trở lại dù chưa ổn định, tình hình tiêu thụ cũng thuận lợi hơn nên người nuôi cá điêu hồng lồng bè cơ bản đã vượt qua được thời điểm khó khăn. Sự khởi sắc của làng bè nuôi cá điêu hồng đã kéo giá cá điêu hồng giống tăng lên sau thời gian dài “rớt đáy” cùng cá điêu hồng thương phẩm.

31/07/2012