Sản Xuất Và Xuất Khẩu Tôm Chân Trắng Nhìn Từ Ấn Độ

Chính thức cho phép nuôi tôm chân trắng từ năm 2009, sau Việt Nam một năm nhưng chỉ sau 4 năm, Ấn Độ đã sản xuất thành công tôm chân trắng bố mẹ sạch bệnh (tôm SPF) nhằm gia tăng sản lượng và XK loài tôm đang ngày càng được ưa chuộng này.
Đây là dự án do Trung tâm Nuôi trồng thủy sản Rajiv Gandhi (RGCA) phối hợp với Cơ quan Xúc tiến Xuất khẩu Thủy sản và Bộ Công Thương Ấn Độ thực hiện. Với thành công này, Ấn Độ sẽ chủ động hơn trong việc sản xuất tôm chân trắng, đảm bảo nguồn cung tôm giống chất lượng cao cho các hộ nuôi tôm.
Mặc dù đi sau “đàn anh” Thái Lan về sản xuất tôm chân trắng, nhưng chỉ sau hai năm cho phép nuôi tôm chân trắng trên quy mô công nghiệp, tôm chân trắng Ấn Độ đã gặt hái thành công lớn trên thị trường tôm thế giới khi năm 2011 tôm chân trắng nước này làm thay đổi cả xu hướng NK cũng như tiêu dùng trên thị trường Nhật Bản và năm 2012 chiếm lĩnh thị phần đáng kể từ tôm Thái Lan trên thị trường Mỹ.
Năm 2011, Ấn Độ tập trung sản xuất tôm chân trắng cỡ lớn với sản lượng chiếm tới 70% tổng sản lượng tôm chân trắng của nước này. Với mặt hàng tôm chân trắng cỡ lớn có giá bán cạnh tranh, Ấn Độ đã “tấn công” thị trường Nhật Bản khiến nhiều nhà cung cấp tôm sú cho thị trường này lao đao. Trong nhiều dịp lễ hội, người tiêu dùng Nhật Bản, vốn được coi là khá kỹ tính và cầu kỳ trong ăn uống, đã lựa chọn tôm chân trắng Ấn Độ thay vì lựa chọn tôm sú trong các món ăn truyền thống của họ.
Thống kê NK tôm vào Nhật Bản năm 2011 cho thấy, NK tôm Ấn Độ vào thị trường này tăng 9,1% so với năm 2010 trong khi đó NK tôm từ hai nhà cung cấp chính tôm sú là Việt Nam và Indonesia giảm lần lượt 15,6% và 3,9%. NK tôm từ Thái Lan cũng giảm 2,9%.
Năm 2012, Ấn Độ để lại dấu ấn rõ nét trên thị trường tôm Mỹ khi NK tôm từ nước này vào Mỹ tăng mạnh. Trong khi NK từ Thái Lan, nước dẫn đầu về cung cấp tôm Mỹ với 135.557 tấn, giảm tới 26,7% so với năm 2011. NK tôm Ấn Độ vào Mỹ tăng 36,4%, từ 48.106 tấn năm 2011 lên 65.595 tấn năm 2012.
NK tôm Việt Nam vào Mỹ trong năm qua cũng giảm 9,5% từ 45.162 tấn xuống còn 40.879 tấn.
Việt Nam cho phép nuôi tôm chân trắng từ năm 2008, nhưng cho đến nay, những gì Việt Nam làm được với tôm chân trắng vẫn chỉ là 15.727 ha diện tích nuôi với sản lượng 77.830 tấn trong năm 2012.
Ba tháng đầu năm 2013, giá trị XK tôm chân trắng của Việt Nam đạt trên 154 triệu USD, chiếm 36,3% tổng GT XK tôm các loại và tương đương với tỷ trọng giá trị XK tôm chân trắng cùng kỳ năm ngoái.
Cho đến nay, nguồn tôm chân trắng bố mẹ của Việt Nam vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn NK. Việc theo dõi, và quản lý NK cũng như sản xuất tôm giống chưa được kiểm soát đúng mức. Trong khi tôm giống là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong sản xuất tôm.
Tình hình dịch bệnh diễn ra tại nhiều nước sản xuất tôm ở Châu Á như Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Trung Quốc khiến nguồn cung tôm bất ổn. Với tuyên bố thành công trong sản xuất tôm chân trắng bố mẹ sạch bệnh này, Ấn Độ như khẳng định thêm về chất lượng cũng như sản lượng tôm của nước này với thị trường tôm thế giới. Theo đó, XK tôm chân trắng của Ấn Độ năm nay sẽ tiếp tục “thống lĩnh” nhiều thị trường tiêu thụ lớn trên thế giới.
Có thể bạn quan tâm

Ngược lại, ngành chăn nuôi trong nước trồi sụt, đặc biệt là giá thịt lợn có dấu hiệu suy giảm từ giữa năm 2012 đến giữa năm 2013. Chính vì vậy nhu cầu tiêu dùng thức ăn chăn nuôi cũng giảm theo.

Nếu tôm cá nuôi không bị bệnh, tất nhiên người nuôi sẽ không sử dụng thuốc để điều trị thì các sản phẩm thủy sản sẽ có cơ hội đáp ứng được yêu cầu về “ An toàn-Chất lượng”.

Theo Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang, qua các xét nghiệm mẫu bùn và mẫu nghêu tại khu vực biển xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông cho thấy, đến thời điểm hiện tại chưa đủ cơ sở khẳng định nghêu chết là do bệnh. Do vậy khả năng lớn nhất là độ mặn tăng đột ngột đi kèm với gió chướng thổi mạnh trước và trong thời gian xảy ra hiện tượng nghêu chết.

Còn cá linh nghịch mùa thì lại trở thành hàng đặc sản quý hiếm, có tiền cũng chưa chắc mua được. Nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ của thị trường, ông Nhãn đã tận dụng 2 ha mặt nước để nuôi cá linh từ năm 2007 đến nay, mỗi năm cá linh của ông nuôi trong ao đều thắng đậm, bán được giá cao mà vẫn không đủ hàng để cung cấp cho thị trường.

Vừa qua, Tổng cục Thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đến huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) khảo sát các điểm nuôi cá tra thương phẩm và cơ sở sản xuất cá tra bột trên địa bàn huyện để làm cơ sở quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.