Sản Xuất Tôm Sú Hạn Chế Nhiễm Bệnh Còi

Ngày 16/1, tại huyện Năm Căn, Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau tổ chức hội thảo triển khai Đề án nâng cao chất lượng tôm giống trên địa bàn tỉnh Cà Mau về “Nhân rộng mô hình sản xuất tôm sú giống hạn chế nhiễm bệnh còi (MBV)”.
Đại biểu dự hội thảo được triển khai các điều kiện và quy trình cơ bản trong sản xuất tôm sú giống như: cơ sở sản xuất, chất lượng và quy trình xử lý nước, điều kiện bảo đảm an toàn sinh học, đảm bảo vệ sinh, có hồ sơ ghi chép hoạt động sản xuất, vận chuyển và nuôi tôm bố mẹ.
Mô hình này, nhằm giúp các cơ sở sản xuất ra con giống đảm bảo chất lượng, hạn chế rủi ro, giảm tỷ lệ nhiễm bệnh còi từ 54,8 đến 64% xuống còn 30%.
Khi các mô hình đạt hiệu quả, Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau sẽ tổ chức tham quan, hội thảo, mời các cơ sở sản xuất tôm giống trong tỉnh đến trao đổi kinh nghiệm để nhân rộng.
Có thể bạn quan tâm

Đến xã Lạc Tấn, huyện Tân Trụ (Long An), ai cũng biết anh Trịnh Văn Bé Sáu là nông dân điển hình thực hiện nuôi gà thả vườn theo hướng an toàn sinh học, mỗi năm lãi hơn 500 triệu đồng.

Đưa các đĩa có trứng đi ấp trong thùng, khoảng 8 hôm sau trứng sẽ nở ra dế con. Lúc đó ta mới thấy, nó đẻ khủng khiếp, hàng nghìn dế con bò khắp thùng...

Để hạn chế những thiệt hại trong nuôi trồng thủy sản trong mùa lũ, bà con nuôi cá lồng bè cần chú ý: Tranh thủ thu hoạch nếu cá đạt cỡ thương phẩm. Nếu cá chưa tới cỡ thu hoạch cần chăm sóc kỹ, cho ăn đầy đủ, đúng liều lượng với những loại thức ăn viên công nghiệp có chất lượng

Ngày 3/10, anh Nguyễn Văn Diện (trú tại thôn Vĩnh Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) cho biết, con sư tử biển quý hiếm mà gia đình anh bắt được cách đây hơn 2 tháng đã chết

Giá cá đầu ra bất ổn, lên xuống thất thường như hiện nay, có lúc lên cao đến 29.000 đồng/kg, có lúc xuống mức 21.000 đồng/kg, thấp hơn giá thành nuôi là nỗi lo chung của nhiều người nuôi cá tra ở ĐBSCL.