Sản Xuất Thủy Sản Có Dấu Hiệu Phục Hồi

Những tháng đầu năm 2013, cơ cấu kinh tế của huyện Đầm Dơi (Cà Mau) chuyển dịch đúng hướng và tăng trưởng khá. Các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất được đẩy nhanh tiến độ, diện tích nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm quảng canh cải tiến ngày càng được mở rộng, nên sản xuất nuôi trồng thủy sản có dấu hiệu phục hồi.
Huyện Đầm Dơi hiện có trên 2.200 ha nuôi tôm công nghiệp, 9.800 ha nuôi tôm quảng canh cải tiến; diện tích còn lại phát động người dân trồng màu, cây ăn trái và nuôi tôm quảng canh truyền thống kết hợp nuôi cá, cua. Với những dự án, mô hình kinh tế trên, từ đầu năm 2013 đến nay, huyện thu hoạch tổng sản lượng 69.000 tấn thủy sản, đạt 70% kế hoạch năm.
Sản xuất đạt hiệu quả khả quan một phần là nhờ huyện Đầm Dơi đã triển khai thi công 56 công trình thủy lợi, chiều dài trên 213.000 m, với vốn đầu tư 83 tỷ đồng. Công tác thí điểm bảo hiểm nông nghiệp cũng được triển khai ở 3 xã, có trên 1.000 hộ tham gia, với gần 400 ha. Tính đến nay, bảo hiểm đã thanh toán bồi thường 653/1.012 hợp đồng, với số tiền 38 tỷ đồng. Ngoài ra, huyện còn làm tốt công tác tập huấn, hội thảo, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, nhất là các dự án, mô hình sản xuất mới chuyển dịch đạt hiệu quả kinh tế.
Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi vẫn còn xảy ra, nhất là tôm nuôi công nghiệp, gây thiệt hại trên 400 ha; việc triển khai thực hiện thí điểm bảo hiểm nuôi tôm còn nhiều bất cấp.
Có thể bạn quan tâm

Sau 1 năm thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, huyện Chợ Lách (Bến Tre) đã chuyển đổi trên 142ha vườn tạp.

Từ cây ăn trái "vô danh", đến nay, mãng cầu Xiêm đã trở thành cây trồng chủ lực của huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) với vùng chuyên canh mở rộng lên gần cả nghìn ha.

Theo Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, hiện nhu cầu tưới nước phục vụ cho 202.166 ha cây trồng, trong đó có cà phê, ở các tỉnh Tây Nguyên rất cấp bách.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030 với mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng, thị phần và sức cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.

Liên minh các nhà sản xuất và sử dụng lao động trong ngành thịt châu Âu (UPEMI) vừa cho biết, chỉ trong ba năm (từ năm 2012 - 2014) sản lượng thịt nhập khẩu từ EU vào Việt Nam đã tăng 7,5 lần.