Sản Xuất Thủy Sản Có Dấu Hiệu Phục Hồi

Những tháng đầu năm 2013, cơ cấu kinh tế của huyện Đầm Dơi (Cà Mau) chuyển dịch đúng hướng và tăng trưởng khá. Các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất được đẩy nhanh tiến độ, diện tích nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm quảng canh cải tiến ngày càng được mở rộng, nên sản xuất nuôi trồng thủy sản có dấu hiệu phục hồi.
Huyện Đầm Dơi hiện có trên 2.200 ha nuôi tôm công nghiệp, 9.800 ha nuôi tôm quảng canh cải tiến; diện tích còn lại phát động người dân trồng màu, cây ăn trái và nuôi tôm quảng canh truyền thống kết hợp nuôi cá, cua. Với những dự án, mô hình kinh tế trên, từ đầu năm 2013 đến nay, huyện thu hoạch tổng sản lượng 69.000 tấn thủy sản, đạt 70% kế hoạch năm.
Sản xuất đạt hiệu quả khả quan một phần là nhờ huyện Đầm Dơi đã triển khai thi công 56 công trình thủy lợi, chiều dài trên 213.000 m, với vốn đầu tư 83 tỷ đồng. Công tác thí điểm bảo hiểm nông nghiệp cũng được triển khai ở 3 xã, có trên 1.000 hộ tham gia, với gần 400 ha. Tính đến nay, bảo hiểm đã thanh toán bồi thường 653/1.012 hợp đồng, với số tiền 38 tỷ đồng. Ngoài ra, huyện còn làm tốt công tác tập huấn, hội thảo, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, nhất là các dự án, mô hình sản xuất mới chuyển dịch đạt hiệu quả kinh tế.
Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi vẫn còn xảy ra, nhất là tôm nuôi công nghiệp, gây thiệt hại trên 400 ha; việc triển khai thực hiện thí điểm bảo hiểm nuôi tôm còn nhiều bất cấp.
Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, vậy mà giờ đây, gia đình ông Phạm Văn Thương (SN 1955, ngụ ấp Mỹ Phú Đông, xã Hưng Phú, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu) đã vươn lên khá giả. Nguồn lợi mỗi năm ông Thương thu hơn 1 tỷ đồng.
Ngày 31/8/2015, tại xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kim Ngọc Thái chủ trì hội nghị giao ban với các huyện: Cầu Ngang, Trà Cú, Châu Thành, Duyên Hải và thị xã Duyên Hải để nghe Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, các huyện, thị đánh giá tình hình nuôi trồng thủy sản 8 tháng đầu năm và kế hoạch nuôi trồng thủy sản những tháng cuối năm 2015.

Nhiều ao nuôi đã được xử lý nước, chạy quạt nhưng chủ ao vẫn chưa dám thả nuôi. (ảnh chụp tại ấp An Khương B, xã An Điền, huyện Thạnh Phú)

Nghề nuôi tôm hùm lồng ở Phú Yên phát triển mạnh từ năm 2000 đến nay, tập trung chủ yếu ở TX Sông Cầu. Thế nhưng, thời gian qua, nghề nuôi tôm hùm bộc lộ nhiều hạn chế, không chỉ dịch bệnh thường xuyên hoành hành, mà thị trường tiêu thụ loại thủy sản này cũng bấp bênh.
Thời gian qua, thời tiết tương đối thuận lợi cho việc đánh bắt thủy sản, cùng với việc tiếp tục giải quyết kịp thời chính sách hỗ trợ cho ngư dân đánh bắt xa bờ đã khuyến khích ngư dân tiếp tục ra khơi bám biển.