Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sản xuất thực phẩm hữu cơ đang là xu hướng thời thượng

Sản xuất thực phẩm hữu cơ đang là xu hướng thời thượng
Ngày đăng: 06/09/2015

Thời gian gần đây, chúng ta nghe nói rất nhiều đến cụm từ “TPHC”. Vậy như thế nào được gọi là TPHC thưa ông?

- TPHC là những sản phẩm chỉ được phép sử dụng nguyên liệu đầu vào là hữu cơ hoặc có nguồn gốc hữu cơ, an toàn cho sức khỏe cộng đồng và môi trường. Trong đó, TPHC được phân ra hai loại là thực phẩm động vật hữu cơ và thực vật hữu cơ.

Động vật hữu cơ là động vật được nuôi ở nơi riêng biệt, thức ăn nước uống không có hóa chất, như thuốc trừ sâu bọ trên đồng cỏ, hóa chất bón cỏ; không được nuôi lớn vật nuôi bằng kích thích tăng trưởng nhân tạo, các loại kích thích khác và không được nuôi bằng các bộ phận của động vật khác.

Thực vật hữu cơ (rau, củ, quả) phải được sản xuất hoàn toàn không có hóa chất (phân bón hóa học, thuốc BVTV…) mới được gọi là rau hữu cơ (ảnh chụp ở Vân Nội, Đông Anh, Hà Nội).

Còn TPHC thực vật là các loại rau, củ, quả được tưới bón bằng phân thiên nhiên, diệt trừ sâu bọ bằng cách tự nhiên như sử dụng sâu bọ, chim hoặc con người tự bắt, tuyệt đối không dùng hóa chất. Đây là sản phẩm đáp ứng được mong mỏi của người dân, vừa có chất lượng tốt, đảm bảo được VSATTP, môi trường…

Sản xuất TPHC phải tuân theo một quy trình sản xuất khép kín, công phu. Vậy người sản xuất và tiêu dùng sẽ được lợi gì từ quy trình này?

- Công bằng mà nói, hiện việc sản xuất TPHC chưa tạo được hiệu quả kinh tế cao như mong muốn, nếu không muốn nói là vẫn còn rất thấp, bởi trong cơ chế thị trường động lực cao nhất là lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu người sản xuất ý thức được việc sản xuất TPHC để đảm bảo an toàn và vệ sinh cho xã hội cũng như cho chính mình, khi đó họ mới yên tâm. Vì vậy, rất cần một cơ chế chính sách, đặc thù. Lâu nay, chúng ta vẫn nghe báo, đài nói nhiều về chuyện 2 luống rau, một luống gia đình ăn thì không phun thuốc, còn luống để bán thì phun vô tội vạ.

Hiện có rất nhiều trang trại rao bán rau hữu cơ, thịt lợn, gà hữu cơ… Ông có thể cho biết hiện có bao nhiêu trang trại, vùng được công nhận là “TPHC” và việc quản lý các trang trại này ra sao, thưa ông?

"Nếu sản xuất TPHC, nông dân sẽ được lợi trước tiên khi không phải chịu rủi ro về hóa chất (do sử dụng thuốc, phân bón sinh học…). Tiếp đó đến người tiêu dùng vì họ được dùng các sản phẩm sạch, an toàn”. 

TS Nguyễn Trí Ngọc

- Việc quản lý sản phẩm nông nghiệp hữu cơ hiện nay vẫn chưa rõ ràng. Do việc phân công, phân cấp nhiệm vụ chưa rõ ràng, rành mạch, chưa có đơn vị nào đứng ra chịu trách nhiệm chính. Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật sản xuất và kinh doanh chưa đồng bộ, vì thế việc kiểm tra, giám sát gặp rất nhiều khó khăn. Ví dụ, quy trình cho cà chua, rau ăn lá, củ, cá, trâu, bò… phải khác nhau chứ không thể đồng nhất được.

Hơn nữa sự quan tâm của các cơ quan quản lý nhà nước đối với sản phẩm hữu cơ chưa thực sự thỏa đáng, do đó các chính sách để hỗ trợ phát triển TPHC dường như chưa có mà mới chỉ hỗ trợ cho mô hình VietGAP, rau an toàn… Nhưng số lượng này còn khá khiêm tốn. Hiện chúng tôi chưa thống kê cụ thể số lượng các trang trại và sản lượng TPHC, song theo ước đoán, số lượng này vẫn khá ít.

Ông nhận định gì về tương lai của việc sản xuất và tiêu thụ “TPHC”?

- Chắc chắn nhu cầu sử dụng TPHC sẽ ngày càng tăng. Bởi không chỉ ăn ngon, mặc đẹp mà con người đang hướng tới ăn ngon, xanh, sạch, an toàn, bổ dưỡng… Cung tăng thì cầu sẽ tăng. Tuy nhiên, không thể phát triển ồ ạt, mà cần phải có lộ trình, kế hoạch và sự vào cuộc của các cơ quan quản lý nhà nước. Như tôi đã nói ở trên, giá cả của thực phẩm hữu cơ hiện còn thấp, một phần do quy trình chưa đảm bảo, phần vì người dân chưa tin và khâu phân phối còn hạn chế…

Xin cảm ơn ông!


Có thể bạn quan tâm

Tầm Gửi Sống Ký Sinh Gây Hại 200 Ha Điều Tầm Gửi Sống Ký Sinh Gây Hại 200 Ha Điều

Đồng Tâm là xã nghèo, vùng sâu, xa của huyện Đồng Phú (Bình Phước). Điều là cây trồng chủ lực đem lại lợi ích kinh tế chính cho nông dân trong xã. Tuy nhiên, khoảng 3-4 năm trở lại đây, cây tầm gửi xuất hiện và sống ký sinh trên cây điều, chủ yếu ở cây điều 10 năm tuổi với diện tích gây hại khoảng 200 ha.

09/12/2013
Những Giải Pháp Công Nghệ Mới Hỗ Trợ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Bền Vững Những Giải Pháp Công Nghệ Mới Hỗ Trợ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Bền Vững

Tôm thẻ chân trắng hiện là đối tượng con nuôi chủ lực của vùng nuôi mặn lợ của tỉnh Nam Định với tổng diện tích 486ha bởi dễ nuôi, thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao và thị trường tiêu thụ rộng.

30/12/2013
Hy Vọng Từ Hạt Cà Phê Bền Vững Hy Vọng Từ Hạt Cà Phê Bền Vững

Xuân Trường, xã vùng ven Đà Lạt là nơi có diện tích cà phê Arabica, giống cà phê cao cấp lên tới 1.100 ha. Dù gắn bó với cây cà phê cao cấp đã nhiều năm nhưng nông dân ở đây chưa bao giờ ứng dụng những chuẩn quốc tế trong trồng và chăm sóc cà phê.

09/12/2013
Ngư Dân Miền Trung Không Thể Ra Khơi Vì Thời Tiết Xấu Ngư Dân Miền Trung Không Thể Ra Khơi Vì Thời Tiết Xấu

Dù chỉ còn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, nhưng thời tiết xấu kéo dài trong nhiều ngày qua đã khiến cho hàng loạt tàu đánh cá xa bờ tại miền Trung không thể ra khơi.

30/12/2013
Từng Bước Gầy Dựng Tên Tuổi Trái Cây Đặc Sản Từng Bước Gầy Dựng Tên Tuổi Trái Cây Đặc Sản

Vĩnh Long là tỉnh có diện tích cây ăn trái lớn thứ hai ở ĐBSCL. Nhờ có lợi thế về thổ nhưỡng, nằm giữa vùng đất phù sa sông Tiền và sông Hậu nên cây ăn trái ở đây nổi tiếng ngon, mẫu mã đẹp và đa dạng về chủng loại.

09/12/2013