Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sản xuất thực phẩm chức năng từ cây mật nhân

Sản xuất thực phẩm chức năng từ cây mật nhân
Ngày đăng: 14/09/2015

Từ kinh nghiệm dân gian

Tại Quảng Nam, cây mật nhân phân bố tự nhiên ở các xã Hiệp Thuận, Hiệp Hòa, Sông Trà (Hiệp Đức); Tiên Ngọc, Tiên Lập, Tiên Hiệp (Tiên Phước); Đại Thạnh, Đại Lãnh (Đại Lộc); Tam Hòa, Tam Nghĩa (Núi Thành); xã Ba, xã Tư (Đông Giang); Tam Thăng (Tam Kỳ)…

Theo TS. Mai Đình Trị - Viện Công nghệ hóa học, ngoài đặc dụng trong y học cổ truyền, trong y học hiện đại, các nhà khoa học đã tìm thấy ở mật nhân hoạt tính kháng ung nhọt, trừ giun sán, trị sốt rét, gây độc tế bào. Ngoài ra, nó còn có tác dụng hạ đường huyết, qua thí nghiệm nồng độ 150mg/kg của cao chiết từ cây mật nhân được sử dụng có tác dụng làm giảm đường huyết trong máu.

Cây mật nhân được giới khoa học chú trọng đến các thành phần chính gồm những hợp chất quassinoid, triterpen khung tirucallane…

Trong đó hợp chất quassinoid được phân thành 5 nhóm riêng biệt: dạng 18 carbon, 19 carbon, 20 carbon, 22 carbon và 25 carbon.

Trong đó hợp chất dạng 19 carbon hiện nay được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm bởi các hoạt tính sinh học đa dạng trong ống nghiệm và trong cơ thể của chúng như: chống ung thư, trị sốt rét, kháng virus, kháng viêm, chống ung nhọt, gây ngán ăn, trừ sâu và diệt cỏ.

Đặc biệt, giới y học đang gắng công khai thác những hoạt chất thiết yếu có trong rễ cây mật nhân phục vụ y học và đời sống, giúp tăng cường và cải thiện tình dục ở nam giới. Vì lẽ đó, có nơi mật nhân còn được gọi là Viagra thảo dược hay Long Jack (tên thương mại).

Rễ cây mật nhân được sao khô bày bán tại Phước Sơn.

Sản xuất thực phẩm chức năng

Sản phẩm nghiên cứu từ đề tài cần được chuyển giao cho doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm. Với quy trình chiết xuất, sản xuất đã ổn, Sở KH-CN sẽ trình UBND tỉnh, đề xuất đăng ký một dự án chế tạo thực phẩm chức năng từ cây mật nhân.

Với dự án này, nếu triển khai có thể tranh thủ nguồn hỗ trợ từ Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia. Vấn đề còn lại, nhóm nghiên cứu cần thử nghiệm, đánh giá công dụng sản phẩm trên người để hướng tới đăng ký tiêu chuẩn với Bộ Y tế”.

(Ông Phạm Viết Tích - Giám đốc Sở KH-CN)

TS. Mai Đình Trị và cộng sự đã có quá trình nghiên cứu trên những hoạt chất chiết xuất từ cây mật nhân có hoạt tính làm tăng tiết hormone giới tính nam (testosterone) một cách tự nhiên. Dịch chiết từ cây mật nhân làm tăng cường sức khỏe tình dục ở nam giới.

Qua thực nghiệm trên động vật với mào gà trống, chuột trắng, chuột bị giảm chức năng sinh dục (cắt bỏ tinh hoàn) và dựa trên cơ sở nghiên cứu hành vi tình dục của động vật trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học đã đưa ra tính toán hợp lý trên người.

Quy trình sản xuất thực phẩm chức năng từ cây mật nhân được đưa ra. Trước hết là tạo dịch chiết toàn phần từ rễ cây mật nhân, cao đặc đối với những chất có hoạt tính quan trọng từ rễ cây mật nhân, phối trộn dịch chiết với các phụ gia để tạo viên nang cứng. Các nhà khoa học đã tiến hành sản xuất thực phẩm chức năng từ rễ cây mật nhân và bước đầu, 3.000 viên nang cứng (500mg/viên) đã được sản xuất thử nghiệm, tiến hành đăng ký tiêu chuẩn cơ sở.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng đưa ra cảnh báo về độc tính xảy ra trên người nếu sử dụng thực phẩm chức năng từ cây mật nhân không đúng liều lượng. Và độc tính có thể diễn ra ở nhiều cấp độ, từ suy thận, gan, lách và tinh hoàn cho tới chết người.

Tại cuộc họp nghiệm thu đề tài mới đây, các thành viên thuộc giới chuyên môn đánh giá, để tạo cơ sở khoa học cho việc tiến tới sản xuất thực phẩm chức năng từ rễ cây mật nhân, cũng như việc công bố và thương mại hóa sản phẩm trên thị trường, thời gian tới, nhóm nghiên cứu cần tiếp tục khảo nghiệm trên những tình nguyện viên.

Những điều tra, kết quả khoa học đáng tin cậy sẽ là cơ sở để đăng ký tiêu chuẩn sản phẩm đối với Bộ Y tế nhằm tạo tiền đề để doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có thể kế thừa thành quả nghiên cứu, tiến tới sản xuất hàng loạt viên nang thực phẩm chức năng với mục đích thương mại.

Chia sẻ về hướng nghiên cứu này, dược sĩ Nguyễn Như Chính - nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế nhìn nhận: “Ngoài cải thiện sức khỏe tình dục ở nam giới, tính đắng trong mật nhân còn giúp hạn chế hoạt tính của tế bào ung thư.

Vậy nên việc sản xuất viên nang cải thiện sức khỏe tình dục ở nam giới hay giúp hạn chế hoạt tính của tế bào ung thư là một hướng nâng cấp thương hiệu của loài dược liệu quý này. Tuy nhiên, để tiến tới sản xuất bền vững, cần phải tạo vùng nguyên liệu ổn định.

Nên chọn đơn vị, có thể đặt vấn đề với Công ty CP Dược sâm Ngọc Linh, một đơn vị rất tâm huyết trong việc chiết xuất cây dược liệu tạo thực phẩm chức năng để triển khai dự án tiếp theo” .

Ông Phạm Đình Thành - Trưởng phòng Kế hoạch - tài chính, Sở NN&PTNT góp ý, Quảng Nam đã xây dựng dự án bảo tồn và phát triển dược liệu quý trên địa bàn tỉnh (gồm có 5 loài cây), qua đây có thể điều chỉnh bổ sung thêm loài cây dược liệu này vào danh sách bảo tồn. Nếu không sớm triển khai, với sức khai thác hiện nay, nguy cơ bị tận diệt rất dễ xảy ra…


Có thể bạn quan tâm

Cây Cacao Phát Triển Tốt Trên Vùng Đất Nhiễm Mặn Cây Cacao Phát Triển Tốt Trên Vùng Đất Nhiễm Mặn

Trong những năm gần đây, phong trào trồng xen cây cacao trong vườn dừa, vườn cây ăn trái trên địa bàn huyện Bình Đại, theo dự án phát triển 10.000 ha cacao của tỉnh Bến Tre, được nhiều nông dân hưởng ứng. Ông Phạm Văn Răng, ở ấp Vinh Xương, xã Vang Quới Đông (Bình Đại - Bến Tre) đã trồng thành công cây cacao trên vùng đất phù sa nhiễm mặn cách đây 3 năm.

15/05/2012
Dịch Lợn Tai Xanh Đang Có Nguy Cơ Lan Ra Diện Rộng Dịch Lợn Tai Xanh Đang Có Nguy Cơ Lan Ra Diện Rộng

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch cúm gia cầm chiều ngày 24/4, tại Hà Nội, ông Đàm Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Thú y nhấn mạnh dịch lợn tai xanh đang có nguy cơ lan ra diện rộng, vì vậy các địa phương cần cảnh giác phòng chống dịch bệnh hiệu quả.

26/04/2012
Xây Dựng Thí Điểm Mô Hình Tiêu Thụ Nông Sản Xây Dựng Thí Điểm Mô Hình Tiêu Thụ Nông Sản

Thực hiện Quyết định số 23 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015, định hướng đến năm 2020, Bộ Công Thương đã xây dựng thí điểm mô hình tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp ở 12 tỉnh, thành trong cả nước

15/05/2012
Tôm Tít Đe Dọa Môi Trường Đầm Ô Loan Ở Phú Yên Tôm Tít Đe Dọa Môi Trường Đầm Ô Loan Ở Phú Yên

Ông Nguyễn Vũ Hành - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tuy An cho biết: Hơn 1 tháng qua, tôm tít (còn gọi là con bàn chải) xuất hiện khá dày trong đầm Ô Loan (huyện Tuy An, Phú Yên). Tôm tít xuất hiện tập trung tại ngư trường 3 xã An Hòa, An Hiệp và An Cư.

01/05/2012
"Vương Quốc Ổi" Bình Lộc

Chúng tôi đến ấp 3, ấp 4, ấp Cây Da ở xã Bình Lộc (Long Khánh- Đồng Nai) xem những ruộng ổi thẳng cánh cò bay, vườn nào vườn nấy trĩu quả, thật thích mắt.

05/03/2012