Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sản xuất rau theo hướng an toàn Viet GAP vẫn gặp hạn chế về thị trường đầu ra

Sản xuất rau theo hướng an toàn Viet GAP vẫn gặp hạn chế về thị trường đầu ra
Ngày đăng: 26/05/2015

Huyện Chợ Mới diện tích 2.000 m2/02 nhà lưới; huyện Phú Tân đã đầu tư thêm 02 nhà lưới với diện tích 3.500 m2 ; thị xã Tân Châu 03 nhà lưới chuyên sản xuất cây giống diện tích 7.400 m2, thành phố Châu Đốc đạt 3.700 m2/05 nhà lưới và 01 nhà vòm/1.000 m2 .

Đồng thời, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhân rộng 07/20 mô hình trồng rau trong nhà lưới (diện tích 500 m2) giá rẻ: 02 nhà lưới tại xã Kiến An, huyện Chợ Mới, 02 nhà lưới tại xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, 01 nhà lưới tại xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú; các mô hình còn lại đang làm đất và chuẩn bị xuống giống. Dự kiến kết thúc xây dựng tất cả các nhà lưới vào cuối tháng 5/2015 và tổ chức tổng kết vào tháng 6/2015.

Dự án “Xây dựng mô hình vườm ươm cây giống rau quy mô công nghiệp tại huyện Chợ Mới và An Phú” đạt kết quả khả quan trong thời gian qua, bình quân mỗi tháng sản xuất từ 400 – 20.000 cây, lợi nhuận đạt 3 triệu đồng/tháng.

Do đẩy mạnh phát triển sản xuất tiêu thụ rau an toàn nên diện tích sản xuất rau an toàn đạt 34,6 ha/118 hộ (Long Xuyên, Châu Đốc, Chợ Mới), cung cấp trung bình 1,1 – 1,5 tấn/ngày, chủ yếu cung cấp cho thương lái tại chỗ, siêu thị Co.opmart, Metro, chợ, điểm bán rau an toàn và bếp ăn tập thể.

Theo đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ, tuy đã phát triển nhân rộng mô hình trồng rau trong nhà lưới, nhà mùng giá rẻ trong thời gian qua nhưng số lượng vẫn chưa nhiều. Sản xuất rau theo hướng an toàn Viet GAP vẫn gặp hạn chế về thị trường đầu ra, chưa đầu tư nhãn hiệu, bao bì hay logo để chứng minh cho người tiêu dùng đây là sản phẩm rau an toàn, nên giá cả không khác biệt nhiều so với sản phẩm rau sản xuất theo phương thức truyền thống.


Có thể bạn quan tâm

Nghệ An Mở Hướng Cho Nghề Trồng Nấm Nghệ An Mở Hướng Cho Nghề Trồng Nấm

Sự việc sản phẩm nấm của người dân Yên Thành (Nghệ An) sản xuất ra không bán được một lần nữa phản ánh một thực trạng, chuỗi quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ đối với các sản phẩm của ngành nông nghiệp hiện còn đang tồn tại nhiều hạn chế.

30/04/2014
Làm Giàu Từ Cam Bù Làm Giàu Từ Cam Bù

Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, sau khi rời quân ngũ, anh Trần Văn Hải trở về quê hương (xóm 10, xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An) và nung nấu ý chí thay đổi cuộc đời. Sau khi nghiên cứu, nhận thấy giống cam Bù rất thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây, anh quyết định đầu tư trồng loại cây này. Cái tên “Hải cam” cũng xuất hiện từ đó.

27/12/2013
Trồng Cà Chua Trái Vụ Thu Nhập Cao Trồng Cà Chua Trái Vụ Thu Nhập Cao

Vài năm trở lại đây, nông dân xã Bắc Sơn (Bắc Sơn - Lạng Sơn) đã áp dụng nhiều mô hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng thành công. Trong đó, mô hình đưa cây cà chua vào trồng trái vụ đem lại hiệu quả kinh tế cao.

27/12/2013
Trung Quốc Sẽ Cạnh Tranh Xuất Khẩu Thanh Long Với Việt Nam Trung Quốc Sẽ Cạnh Tranh Xuất Khẩu Thanh Long Với Việt Nam

Trung Quốc hiện vẫn là thị trường nhập khẩu nhiều thanh long Việt Nam nhất, chiếm hơn 70% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong năm 2013. Song theo Hiệp hội rau quả Việt Nam (Vinafruit), Trung Quốc đang tiến hành trồng thanh long quy mô lớn và đe dọa trở thành nước cạnh tranh về diện tích lẫn sản lượng với thanh long Việt Nam.

30/04/2014
Làm Giàu Với Mai Cổ Thụ Làm Giàu Với Mai Cổ Thụ

Dù đã có trong tay tấm bằng đại học nhưng khác với bạn bè cùng trang lứa, Phạm Minh Tùng ở ấp Trường Thuận, xã Sông Thao (Trảng Bom - Đồng Nai) lại lập nghiệp bằng nghề trồng hoa, cây cảnh và lựa chọn cây mai vàng để thực hiện ước mơ của mình. Hiện, anh đã có hơn 200 gốc mai cổ thụ, đem lại cho gia đình nguồn thu hàng trăm triệu đồng/năm.

27/12/2013