Sản xuất rau theo hướng an toàn Viet GAP vẫn gặp hạn chế về thị trường đầu ra

Huyện Chợ Mới diện tích 2.000 m2/02 nhà lưới; huyện Phú Tân đã đầu tư thêm 02 nhà lưới với diện tích 3.500 m2 ; thị xã Tân Châu 03 nhà lưới chuyên sản xuất cây giống diện tích 7.400 m2, thành phố Châu Đốc đạt 3.700 m2/05 nhà lưới và 01 nhà vòm/1.000 m2 .
Đồng thời, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhân rộng 07/20 mô hình trồng rau trong nhà lưới (diện tích 500 m2) giá rẻ: 02 nhà lưới tại xã Kiến An, huyện Chợ Mới, 02 nhà lưới tại xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, 01 nhà lưới tại xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú; các mô hình còn lại đang làm đất và chuẩn bị xuống giống. Dự kiến kết thúc xây dựng tất cả các nhà lưới vào cuối tháng 5/2015 và tổ chức tổng kết vào tháng 6/2015.
Dự án “Xây dựng mô hình vườm ươm cây giống rau quy mô công nghiệp tại huyện Chợ Mới và An Phú” đạt kết quả khả quan trong thời gian qua, bình quân mỗi tháng sản xuất từ 400 – 20.000 cây, lợi nhuận đạt 3 triệu đồng/tháng.
Do đẩy mạnh phát triển sản xuất tiêu thụ rau an toàn nên diện tích sản xuất rau an toàn đạt 34,6 ha/118 hộ (Long Xuyên, Châu Đốc, Chợ Mới), cung cấp trung bình 1,1 – 1,5 tấn/ngày, chủ yếu cung cấp cho thương lái tại chỗ, siêu thị Co.opmart, Metro, chợ, điểm bán rau an toàn và bếp ăn tập thể.
Theo đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ, tuy đã phát triển nhân rộng mô hình trồng rau trong nhà lưới, nhà mùng giá rẻ trong thời gian qua nhưng số lượng vẫn chưa nhiều. Sản xuất rau theo hướng an toàn Viet GAP vẫn gặp hạn chế về thị trường đầu ra, chưa đầu tư nhãn hiệu, bao bì hay logo để chứng minh cho người tiêu dùng đây là sản phẩm rau an toàn, nên giá cả không khác biệt nhiều so với sản phẩm rau sản xuất theo phương thức truyền thống.
Có thể bạn quan tâm

Việc chăm sóc, khai thác vườn cây cao su (CS) chưa hợp lý đã làm ảnh hưởng nhiều đến tuổi thọ, năng suất vườn cây. Để cho vườn cây phát triển ổn định, người trồng CS Bình Dương cần phải tiếp tục được tập huấn để sản xuất hiệu quả hơn.

Những năm qua, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, các hội, đoàn thể ở xã Phụ Khánh (huyện Hạ Hoà, Phú Thọ) đã vận động, định hướng cho nông dân thực hiện nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó, mô hình trồng mít Thái Lan siêu sớm được Trạm khuyến nông huyện Hạ Hoà đã tổ chức thực hiện đã đạt kết quả và đang được nhân rộng, mang lại thu nhập cao cho bà con nông dân.

Theo UBND huyện Cát Hải (Hải Phòng), tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản 10 tháng đạt 7.400 tấn; cả năm ước đạt 9.000 tấn, trong đó: khai thác thuỷ sản ước đạt 3.700 tấn, bằng 100% kế hoạch; nuôi trồng thuỷ sản ước đạt 5.300 tấn, bằng 100% kế hoạch.

Hiện nay, giá cá điêu hồng nuôi bè nằm ở mức 36.000 - 37.000 đồng/kg, giảm 3.000 đồng/kg so với nửa tháng trước và giảm gần 8.000 đồng/kg so với mức giá kỷ lục 44.000 đồng/kg được xác lập vào cuối tháng 7 vừa qua. Với giá cá hiện nay, người nuôi cá điêu hồng vẫn có lãi 30 - 35 triệu đồng/bè, nhưng họ ngại thả giống do giá cá liên tục giảm trong vòng 3 tháng trở lại đây.

Giá thành thức ăn chiếm từ 65% đến 80% trong giá thành sản xuất nuôi trồng thủy sản nhưng ngành công nghiệp chế biến thức ăn của nước ta đang phụ thuộc chủ yếu vào các doanh nghiệp nước ngoài, song vấn đề kiểm soát chất lượng đang bị buông lỏng, gây thiệt hại rất nhiều cho nông dân.