Sản Xuất Rau An Toàn Theo VietGap

"Trồng rau ăn lá an toàn theo hướng VietGap" đang là mô hình sản xuất mà người dân các quận ngoại thành TP. Hồ Chí Minh nói chung, và nông dân các phường Hiệp Thành, P Thới An và phường Tân Chánh Hiệp, quận 12 nói riêng đang triển khai với qui mô rộng, đã và đang cho thu hoạch với kết quả khả quan. Với xu thế hội nhập hiện nay, để được ổn định về giá cả sản phẩm nông nghiệp cũng như ổn định thu nhập từ cây rau, thì sản phẩm: rau sạch phải đạt chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì thế, sản xuất rau theo hướng VietGap là điều kiện bắt buộc hiện nay nếu như sản phẩm muốn tồn tại trên thị trường.
Với nhu cầu trên, trạm Khuyến nông quận 12 đã xây dựng mô hình: sản xuất rau an toàn (cải xanh, cải ngọt) theo hướng VietGap để đáp ứng đúng nhu cầu thị trường của địa phương hiện nay. mặc dù tốc độ đô thị hóa diễn ra khá nhanh, diện tích đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp. Nhưng màu xanh của rau màu vẫn tăng trưởng không ngừng. Dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của các cán bộ khuyến nông trạm, cùng sự ham học hỏi, chịu thương chịu khó trên đồng ruộng của bà con từ khâu xuống giống, chăm sóc, bón phân, tưới nước… nên kết quả thu được khá thành công. Trung bình sau 35 - 40 ngày sau khi gieo là có thể thu hoạch. Với thời gian thực hiện (từ tháng 07/2013 – 10/2013), qui mô 5 ha/25 hộ, năng suất các loại đạt trung bình 26 tấn/ha, với giá bán từ 5.000 – 5.500 đ/kg, lợi nhuận đem lại từ việc trồng rau ăn lá vào thời điểm vụ hè thu đạt > 93 triệu/ha/vụ.
Với lợi nhuận trên, sản xuất rau an toàn theo VietGAP không những tạo thói quen, ý thức tốt trong việc sản xuất cho lao động nông thôn mà còn nâng cao thu nhập cho người nông dân. Bà con cho biết: họ rất tâm đắc với mô hình trồng rau an toàn này, rau bán được giá, sâu bệnh không đáng kể do biết cách phòng trừ, vòng quay nhanh, thêm rau xanh sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, bà con mong muốn các ban ngành giúp đỡ tìm được đối tác tiêu thụ sản phẩm lâu dài để nông sản đến tay người tiêu dùng với giá thành rẻ nhất. Trong tương lai cần phải hình thành tổ hợp tác sản xuất trong canh tác rau để dễ dàng hỗ trợ nhau về kỹ thuật sản xuất, cũng như tiếp cận nhanh những tiến bộ kỹ thuật, tạo sản phẩm ổn định, có thị trường tiêu thụ tốt.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Bình Thuận đã trồng mới 1.968 ha thanh long. Các huyện có diện tích trồng mới thanh long nhiều gồm huyện Bắc Bình 520 ha, Hàm Thuận Nam 499 ha, La Gi 351 ha và Hàm Thuận Bắc 280 ha. Nâng tổng diện tích thanh long toàn tỉnh đến cuối tháng 6/2014 đạt 22.470 ha.

Linh hoạt cấp vốn vay theo từng giai đoạn của dự án là hình thức đang được các tổ chức tín dụng (TCTD) triển khai trong Chương trình Cho vay thí điểm theo chuỗi nông nghiệp được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) triển khai từ đầu tháng 6/2014.

Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đầm Dơi: Toàn huyện hiện có hơn 800 hộ thực hiện mô hình nuôi tôm bán công nghiệp với hơn 1.000 ha. Tập trung ở các xã Tạ An Khương, Tân Đức, Nguyễn Huân, Quách Phẩm Bắc, Tân Duyệt và thị trấn Đầm Dơi, năng suất bình quân đạt 5 tấn – 6 tấn/ha/vụ nuôi.

Hiện Hàn Quốc có nhu cầu nhập khẩu nhiều loại trái cây, như: chôm chôm, măng cụt, mít, chuối… với sản lượng ngày càng lớn. Cụ thể, năm 2013 Hàn Quốc nhập khẩu từ các nước 6 ngàn tấn xoài; dự kiến năm 2014 sẽ tăng lên 10 ngàn tấn và mức tăng trung bình về sản lượng nhập khẩu loại trái cây này là 50%/năm.

Công ty sữa Vinamilk vừa ra thông báo sẽ không thu mua lượng sữa vượt quá so với sản lượng sữa tối đa được quy định tại hợp đồng hoặc sản lượng sữa tối đa khác đã được vinamilk chấp thuận lần gần nhất bằng văn bản. Vinamilk sẽ tiến hành kiểm tra và rà soát lại toàn bộ hộ dân ký hợp đồng với doanh nghiệp, khi phát hiện bất kỳ hộ nào nhận sữa gửi của các đơn vị/hộ dân khác, nhà máy sẽ dừng thu mua và thông báo chấm dứt hợp đồng với hộ dân đã nhận giao sữa giúp này.