Sản Xuất Rau An Toàn Theo VietGap

"Trồng rau ăn lá an toàn theo hướng VietGap" đang là mô hình sản xuất mà người dân các quận ngoại thành TP. Hồ Chí Minh nói chung, và nông dân các phường Hiệp Thành, P Thới An và phường Tân Chánh Hiệp, quận 12 nói riêng đang triển khai với qui mô rộng, đã và đang cho thu hoạch với kết quả khả quan. Với xu thế hội nhập hiện nay, để được ổn định về giá cả sản phẩm nông nghiệp cũng như ổn định thu nhập từ cây rau, thì sản phẩm: rau sạch phải đạt chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì thế, sản xuất rau theo hướng VietGap là điều kiện bắt buộc hiện nay nếu như sản phẩm muốn tồn tại trên thị trường.
Với nhu cầu trên, trạm Khuyến nông quận 12 đã xây dựng mô hình: sản xuất rau an toàn (cải xanh, cải ngọt) theo hướng VietGap để đáp ứng đúng nhu cầu thị trường của địa phương hiện nay. mặc dù tốc độ đô thị hóa diễn ra khá nhanh, diện tích đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp. Nhưng màu xanh của rau màu vẫn tăng trưởng không ngừng. Dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của các cán bộ khuyến nông trạm, cùng sự ham học hỏi, chịu thương chịu khó trên đồng ruộng của bà con từ khâu xuống giống, chăm sóc, bón phân, tưới nước… nên kết quả thu được khá thành công. Trung bình sau 35 - 40 ngày sau khi gieo là có thể thu hoạch. Với thời gian thực hiện (từ tháng 07/2013 – 10/2013), qui mô 5 ha/25 hộ, năng suất các loại đạt trung bình 26 tấn/ha, với giá bán từ 5.000 – 5.500 đ/kg, lợi nhuận đem lại từ việc trồng rau ăn lá vào thời điểm vụ hè thu đạt > 93 triệu/ha/vụ.
Với lợi nhuận trên, sản xuất rau an toàn theo VietGAP không những tạo thói quen, ý thức tốt trong việc sản xuất cho lao động nông thôn mà còn nâng cao thu nhập cho người nông dân. Bà con cho biết: họ rất tâm đắc với mô hình trồng rau an toàn này, rau bán được giá, sâu bệnh không đáng kể do biết cách phòng trừ, vòng quay nhanh, thêm rau xanh sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, bà con mong muốn các ban ngành giúp đỡ tìm được đối tác tiêu thụ sản phẩm lâu dài để nông sản đến tay người tiêu dùng với giá thành rẻ nhất. Trong tương lai cần phải hình thành tổ hợp tác sản xuất trong canh tác rau để dễ dàng hỗ trợ nhau về kỹ thuật sản xuất, cũng như tiếp cận nhanh những tiến bộ kỹ thuật, tạo sản phẩm ổn định, có thị trường tiêu thụ tốt.
Có thể bạn quan tâm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 4 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu (XK) nhuyễn thể 2 mảnh vỏ đạt giá trị 25 triệu USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, EU là thị trường nhập khẩu (NK) lớn nhất của nhuyễn thể 2 mảnh vỏ Việt Nam (chiếm tỷ trọng 69%) đạt giá trị 17,6 triệu USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Là nước XK sắn lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Thái Lan, nhưng đến nay ngành sắn Việt Nam vẫn phát triển khá bấp bênh khi có tới hơn 89% lượng sắn chủ yếu XK sang thị trường dễ dãi nhưng thiếu ổn định là Trung Quốc.

Mới đây, UBND tỉnh đã công bố hết hạn hán trong vụ Đông Xuân 2014-2015 trên địa bàn phía Tây và trung tâm của tỉnh.

Kết luận thanh tra về hoạt động SXKD giống, vật tư nông nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh (với gần 90% cơ sở vi phạm) ngay trước vụ sản xuất hè thu đã khiến không ít người lo lắng về tình trạng thiếu hụt nguồn cung.
Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Tháp vừa nghiệm thu đề tài “Xây dựng quy trình nuôi trồng, nghiên cứu tác dụng dược lý và dạng bào chế thích hợp cho nấm Thái Dương”. Đề tài do Công ty CP XNK Y tế Domesco thực hiện. Với những kết quả nghiên cứu mà đề tài mang lại hứa hẹn mở ra một triển vọng mới cho việc phát triển ngành nấm dược liệu tại Đồng Tháp.