Sản Xuất Nhỏ, Hiệu Quả Cao

Chỉ với 500m2 rau xanh, bình quân mỗi tháng anh Huỳnh Văn Hương (trong ảnh), thôn Tân Lập 1, xã Lương Sơn, huyện Ninh Sơn thu được gần 4 triệu đồng.
Sẵn có mảnh đất vườn bỏ trống, năm 2011, anh Hương cải tạo trồng rau xanh. Ban đầu làm vườn chỉ nhằm mục đích tìm thú vui những lúc nhàn rỗi, cải thiện bữa ăn gia đình, nên anh chỉ trồng vài luống rau cải. Cứ mỗi sáng sớm, thay vì chạy bộ tập thể dục, anh xuống sông Ông xách nước tưới rau.
Công việc không mệt nhọc, lại rèn luyện sức khỏe dẻo dai nên anh tăng dần diện tích. Lượng rau sản xuất được cũng ngày càng nhiều, không những đủ ăn cho gia đình mà còn dư biếu người thân, hàng xóm. Nhiều người nể tấm lòng “thơm thảo” của anh nên mỗi lần nhận rau không quên gửi lại ít tiền để anh có điều kiện “tái đầu tư sản xuất”.
Thấy nhu cầu sử dụng rau sạch của bà con ngày càng cao, nên đầu năm 2012 anh Hương quyết định mở rộng diện tích lên 500m2, sản xuất đại trà nhiều loại rau khác nhau cung cấp cho thị trường. Với phương châm đảm bảo rau sạch, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nên anh chú trọng làm đất tơi xốp, nhổ sạch cỏ dại, rải vôi xử lý mầm bệnh, bón phân hữu cơ vi sinh trước khi gieo hạt giống.
Từ khi xuống giống cho đến ngày thu hoạch (khoảng 25 ngày) anh Hương không bón thêm một loại phân nào, chỉ dùng nước sạch tưới, giữ độ ẩm hợp lý cho đất. Số lần tưới trong ngày tùy theo thời tiết. Trời nắng nóng mỗi ngày tưới 3 lần, trời dịu mát ngày tưới 2 lần.
Nhờ có nguồn nước sạch dồi dào từ sông Ông nên vườn rau của anh quanh năm xanh tốt. Thời điểm trước, trong và sau Tết Quý Tỵ- 2013 anh xuất ra thị trường hàng tấn rau sạch, thu về khoản tiền khá lớn. Anh Hương, thổ lộ: Mô hình trồng rau sạch trong vườn nhà rất phù hợp với những nông dân thiếu đất sản xuất, đặc biệt là chi phí đầu tư thấp nên hộ nào cũng có thể thực hiện được.
Từ sản xuất có hiệu quả, anh Huỳnh Văn Hương đang dự định mở rộng thêm diện tích vườn rau, lắp đặt hệ thống tưới tự động. Có khá nhiều hộ dân sống dọc hai bờ sông Ông đến tham quan vườn rau của anh, học hỏi kinh nghiệm làm theo.
Có thể bạn quan tâm

Chiều 21.8, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Viết Chữ đã có buổi làm việc với Công ty TNHH Siêu cao lương (SOL) Việt Nam để nghe giới thiệu về giống cây trồng Siêu cao lương và bàn giải pháp phát triển cây Siêu cao lương trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới.

Đến thời điểm này, sản lượng chè búp tươi của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đạt 729 tấn. Hiện tổng diện tích chè trên toàn huyện Bát Xát là 526 ha, tập trung ở các xã: Mường Hum, Sàng Ma Sáo, Dền Sáng, Dền Thàng, Nậm Chạc, A Mú Sung…

Diện tích tăng chóng mặt, đầu ra phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường Trung Quốc và bị thương lái “đè” giá… nên thanh long Bình Thuận đang gặp rất nhiều khó khăn.

Nông dân trồng chanh tại nhiều tỉnh, thành ĐBSCL đang rất lo lắng khi giá chanh trái đã giảm hơn 20.000 đồng/kg so với thời điểm những tháng đầu năm 2015 và đang có mức giá rất thấp.

Vùng na dai Chi Lăng (Lạng Sơn) có hơn 1.200 ha, với sản lượng năm nay ước đạt hơn 8 nghìn tấn. Hàng năm, cây na bắt đầu cho thu hoạch từ tháng 7 đến hết tháng 9. Tại các xã: Quang Lang, Chi Lăng, thị trấn Chi Lăng, Mai Sao... nhiều hộ dân trồng từ 0,5 - 3 ha, cây na đem lại giá trị kinh tế cao, đạt hơn 75 triệu đồng/ha, là cây chủ lực xóa đói, giảm nghèo cho bà con các dân tộc nơi đây.