Sản Xuất Nếp Theo Mô Hình Cánh Đồng Lớn

An Giang vừa triển khai dự án chuỗi liên kết sản xuất lúa nếp có bao tiêu sản phẩm theo mô hình cánh đồng lớn tại huyện Phú Tân.
Theo đó Công ty TNHH thương mại đầu tư Tín Thương hợp tác sản xuất với hai hợp tác xã Phú Thành và Phú Thượng, huyện Phú Tân trên diện tích 500ha chuyên canh nếp từ vụ đông xuân tới. Công ty cung ứng trước vật tư, thuốc bảo vệ thực vật, sau đó thu mua sản phẩm theo giá thị trường.
Dự án này có tổng mức đầu tư hơn 31 tỉ đồng, trong đó vốn vay từ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn 25 tỉ đồng với lãi suất ưu đãi 7%/năm theo hình thức cho vay thí điểm khi thực hiện chuỗi liên kết sản xuất.
Bà Mai Thị Ánh Tuyết, giám đốc Sở Công thương An Giang, cho biết tại tỉnh có bốn doanh nghiệp được ngân hàng cho vay thí điểm khi thực hiện chuỗi liên kết với 350 tỉ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Việc các thương lái đến tận các trang trại chăn nuôi để thu gom lợn, đặc biệt là các loại lợn mỡ, trọng lượng lớn khiến giá lợn tăng cao. Tuy nhiên, nếu các cơ quan chức năng không kiểm soát tốt thị trường, khi nhu cầu tiêu dùng bùng phát vào dịp Tết, nguy cơ “đứt” nguồn cung có thể xảy ra.

Nhạy bén, sáng tạo cùng với ý chí quyết tâm làm giàu trên vùng đất rú cát Quảng Vinh (Quảng Điền - Thừa Thiên Huế), gia đình anh Trần Vĩnh Cườm thành công với mô hình chăn nuôi tổng hợp cho thu nhập gần 2 tỷ đồng/năm.

Khởi nghiệp từ 35 con lợn, nhờ lao động cần cù và tiết kiệm trong chi tiêu, ông Lê Văn Hoàng, ở thôn Lệ Sơn 2, xã Hòa Tiến (Hoà Vang - Đà Nẵng) đã làm giàu.

Đức và Đô là hai anh em ruột, lần lượt được nhận giải thưởng Lương Định Của dành cho nhà nông trẻ xuất sắc toàn quốc lần thứ IV (2009) và lần thứ VII (2013).

Mặc dù bị mù bẩm sinh cả hai mắt nhưng với nghị lực sống mạnh mẽ cùng sự khéo léo của đôi tay và tính cần mẫn, ông Phan Ly ở thôn An Mô, xã Triệu Long (Triệu Phong - Quảng Trị) đã vượt qua số phận, trở thành một tấm gương làm kinh tế giỏi.