Sản Xuất Nếp Theo Mô Hình Cánh Đồng Lớn

An Giang vừa triển khai dự án chuỗi liên kết sản xuất lúa nếp có bao tiêu sản phẩm theo mô hình cánh đồng lớn tại huyện Phú Tân.
Theo đó Công ty TNHH thương mại đầu tư Tín Thương hợp tác sản xuất với hai hợp tác xã Phú Thành và Phú Thượng, huyện Phú Tân trên diện tích 500ha chuyên canh nếp từ vụ đông xuân tới. Công ty cung ứng trước vật tư, thuốc bảo vệ thực vật, sau đó thu mua sản phẩm theo giá thị trường.
Dự án này có tổng mức đầu tư hơn 31 tỉ đồng, trong đó vốn vay từ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn 25 tỉ đồng với lãi suất ưu đãi 7%/năm theo hình thức cho vay thí điểm khi thực hiện chuỗi liên kết sản xuất.
Bà Mai Thị Ánh Tuyết, giám đốc Sở Công thương An Giang, cho biết tại tỉnh có bốn doanh nghiệp được ngân hàng cho vay thí điểm khi thực hiện chuỗi liên kết với 350 tỉ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Thị xã Ngã Bảy đang chuẩn bị ra mắt xã nông thôn mới (NTM) cuối cùng và trở thành đơn vị cấp huyện đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn NTM.

Nhà nước cần có các cơ chế bảo vệ doanh nghiệp như chỉ cho phép doanh nghiệp có vùng nguyên liệu được xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp hợp tác với nông dân...

Sau nhiều năm gắn bó với chốn thị thành náo nhiệt của TP.Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận), do đam mê nghề chăn nuôi nên Phạm Minh Quang đã rời bỏ mảnh đất yêu thương của mình mà đến xã Nhị Hà, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) lập nghiệp, cuộc sống đã bắt đầu thay đổi từ đây.

Không may mất đi một cánh tay, nhưng anh Nguyễn Văn Ngô (44 tuổi, trú khu phố Vĩnh Phước, phường Đông Lương, TP. Đông Hà, Quảng Trị) đã vượt khó làm giàu nhờ nỗ lực cá nhân, sự hỗ trợ của gia đình và tổ chức hội.

Ở tuổi 30, anh Nguyễn Văn Thật, ở xã Đông Thạnh (Châu Thành, Hậu Giang) đã là Giám đốc Hợp tác xã với doanh thu trên 1 tỷ đồng mỗi năm, từ việc cung cấp chanh không hạt giống và thu mua trái.