Sản xuất nấm rơm cho lợi nhuận cao

Với những yếu tố thuận lợi như là thời gian sinh trưởng ngắn, ít tốn chi phí sản xuất và tận dụng những phế phẩm rơm rạ từ cây lúa, nhiều hộ nông dân tại thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng đã tranh thủ sản xuất nấm rơm và cho hiệu quả kinh tế cao.
Trong những tháng nông nhàn chờ sản xuất vụ lúa Đông – Xuân tới đây, gia đình anh Nguyễn Văn Lâm ở phường 2 thị xã Ngã Năm đã tận dụng những phế phẩm rơm rạ từ 25 công ruộng trong vụ lúa hè – thu vừa qua để đem về sản xuất nấm rơm.
Với 400 chai meo giống mua về gieo trồng, chỉ sau hơn 20 ngày, nấm rơm của anh đã cho thu hoạch với trung bình mỗi ngày gần 100kg nấm.
Theo tính toán của gia đình, với giá bán từ 25.000 – 28.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí gia đình còn lợi nhuận gần 15 triệu đồng.
Anh Lâm cho biết: “Cắt lúa rồi, thấy bỏ rơm uổng quá nên đem vô làm luôn; cho thu nhập mỗi năm cũng kiếm được vài chục triệu.
Trồng nấm rơm thì thấy khỏe hơn làm lúa vụ này, vì thời gian chừng hơn 1 tháng là làm xong.
Còn lúa vụ này thì cực lắm mà đa số là lỗ”.
Hiệu quả cao từ mô hình này đã thúc đẩy nhiều gia đình tại thị xã Ngã Năm sản xuất nấm rơm quanh năm.
Cụ thể như gia đình ông Đào Văn Kiệt, do không có đất sản xuất nên ông đã chọn mô hình này để phát triển kinh tế.
Ngoài nguồn rơm rạ mua tại địa phương thì gia đình còn đi thu mua tại các vùng lân cận ở các tỉnh Hậu Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.
Theo đó, mỗi đợt sản xuất khoảng 900 – 1.000 chai meo giống, năng suất cho gần 2 tấn nấm, trừ chi phí ông còn lời trên 30 triệu đồng mỗi vụ.
Theo kinh nghiệm của ông Kiệt, muốn trồng đạt, cần 2 yếu tố chính: Chọn ruộng, rơm tốt; quá trình chăm sóc rơm, ủ rơm và đảo rơm đảm bảo chuẩn và đi tới ra mô, ra meo nấm cũng phải kỹ lưỡng mới đem lại hiệu quả, năng suất.
Hiện nay, nhiều hộ nông dân trên địa bàn thị xã Ngã Năm đang đẩy mạnh phát triển diện tích trồng nấm rơm, nhất là trong những tháng nông nhàn.
Một mặt, thời tiết mùa này tương đối thuận lợi cho trồng nấm, mắt khác giúp bà con vệ sinh đồng ruộng, tránh tình trạng ngộ độc hữu cơ do rơm rạ trong vụ tới, giải quyết lao động nông nhàn và có thêm thu nhập khi chờ sản xuất vụ Đông – Xuân sắp tới.
Trong vụ hè – thu năm nay, thị xã Ngã Năm có 445 hộ sản xuất nấm rơm, trong đó khoảng 150 hộ sản xuất quanh năm, với sản lượng gần 800.000 tấn nấm.
Phòng Kinh tế hạ tầng địa phương cho biết, từ hiệu quả của mô hình, trong thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục khuyến cáo các hộ phát triển mô hình trong thời gian tới, đồng thời tăng cường tập huấn các tiến bộ khoa học kỹ thuật để người dân trồng có năng suất và hiệu quả hơn.
Đặc biệt là khuyến khích người dân thành lập các tổ hợp tác sản xuất, làm ra lượng sản phẩm lớn, để dễ dàng trong tiêu thụ và tăng giá trị sản phẩm, lợi nhuận.
Ông Hồng Minh Nhật, Trường Phòng Kinh tế thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng cho biết thêm: Ngành sẽ phối hợp với các ngân hàng để triển khai tốt Quyết định 68 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ máy móc phục vụ nông nghiệp; đồng thời cũng tranh thủ với Ngân hành Chính sách xem xét hỗ trợ đối với nguồn Quỹ quốc gia trong tìm kiếm việc làm để giúp cho bà con phát triển nghề trồng nấm rơm.
Thực tế cho thấy, người trồng nấm chỉ bỏ công chăm sóc, 1 công rơm trong khoảng 30 ngày cho thu nhập khoảng 600.000 đồng.
Chi phí đầu tư thấp nhưng thu lại lợi nhuận gấp đôi so với trồng lúa.
Do vậy, nếu tận dụng tối đa từ các nguồn rơm rạ để sản xuất nấm rơm thì sẽ tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người dân ở các địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Đi qua những cánh đồng khô khốc, mới biết nông dân hiện nay linh hoạt lắm. Giữa mùa nắng hạn gay gắt, trồng giống bắp lấy thân và lá cho bò ăn đã thực sự giúp chăn nuôi gia súc phát triển ổn định, hình thành nên mô hình nuôi bò vỗ béo rất hiệu quả.

Sở NN-PTNT Phú Yên vừa thành lập đoàn tiến hành thanh tra đột xuất việc chấp hành pháp luật về thức ăn chăn nuôi (kể cả thức ăn dùng trong nuôi trồng thủy sản), thuốc thú y (kể cả thuốc thú y thủy sản), chế phẩm sinh học (dùng trong chăn nuôi, thú y, thủy sản), sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, đoàn thanh tra còn lấy một số mẫu đối với các sản phẩm trên để kiểm tra chất lượng…

Trong vụ thu hoạch, giá tiêu dao động ở mức 135-140 ngàn đồng/kg, trước đó nhiều nông dân đã bán ra để thanh toán tiền phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và đầu tư vụ mới. Đây là năm thứ 3 liên tiếp, giá hạt tiêu luôn trên 100 ngàn đồng/kg, giúp nhiều nông dân trồng tiêu thu lợi nhuận từ 200-500 triệu đồng/hécta/năm.

Thôn Di Tây nằm ở địa bàn thấp trũng của xã, chỉ độc canh về cây lúa, đời sống gặp nhiều khó khăn. Nhận thấy được điều đó, ông Trực luôn trăn trở tìm một hướng đi mới để phát triển kinh tế. Năm 2006, được Trung tâm Khuyến nông, lâm - ngư tỉnh Thừa Thiên Huế hỗ trợ vốn, tập huấn về quy trình kỹ thuật nuôi ếch thịt (giống ếch lai Thái Lan), ông mạnh dạn nuôi thử nghiệm.

Đến Đông Xuân thời điểm này, người ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh những cánh đồng ngập tràn màu trắng của hoa nhài. Dù thời tiết nắng nóng gay gắt nhưng do đang vào mùa cao điểm thu hoạch hoa nhài nên ngay từ đầu giờ chiều, cánh đồng mẫu lớn của xã Đông Xuân đã đông nghịt người.