Sản xuất nấm dược liệu ở Hòa Vang (Đà Nẵng)

Trên địa bàn huyện Hòa Vang có hàng trăm hộ sản xuất nấm các loại với nhiều quy mô khác nhau, trong đó có 12 hộ đã đầu tư làm nấm linh chi - loại nấm dược liệu, chữa được nhiều bệnh tim mạch, thận, huyết áp, viêm gan, viêm phế quản… và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Bảo đảm quy trình sản xuất
Tháng 8-2014, anh Phạm Nguyễn Trung Kiên (ở thôn Trung Nghĩa, xã Hòa Ninh) đầu tư xây dựng một trại nấm kiên cố rộng hơn 300m2. Trong trại có các kệ sắt cao, mỗi kệ có 2 tầng để xếp nấm nguyên liệu. Mỗi vụ, anh Kiên mua 5.000 bịch nguyên liệu rồi xếp lên các kệ sắt, mỗi tầng 5 lớp, đều đặn tưới nước hằng ngày, có nhiệt kế theo dõi nhiệt độ và độ ẩm.
Khi trời lạnh, anh đóng kín cửa để giữ ấm, còn những ngày nắng nóng phải tưới nước từ 2 - 3 lần và tưới cả nền để bảo đảm độ ẩm. Hằng ngày, anh Kiên điều chỉnh lượng nước tưới và khoảng trống các cửa sổ để duy trì nhiệt độ từ 22 - 230C, độ ẩm từ 70 - 72%.
Trồng nấm linh chi hoàn toàn không sử dụng hóa chất. Thời gian một vụ nấm kéo dài 8,5 tháng với 3 đợt thu hoạch. Sau 75 ngày thì có sản phẩm thu hoạch đợt 1.
Sau 3 tháng lại thu hoạch đợt 2 và 3 tháng tiếp theo thu hoạch đợt cuối cùng. Anh Kiên bộc bạch: Khi hái nấm phải cắt bằng loại kéo chuyên dụng, không phạm vào bịch nguyên liệu, hái nấm xong đem phơi từ 4 - 5 nắng rồi đóng gói để bán.
Không lo đầu ra cho sản phẩm
Cơ sở sản xuất nấm linh chi của anh Nguyễn Văn Nhi (ở thôn Thạch Nham Đông, xã Hòa Nhơn) được Hội Nông dân thành phố hỗ trợ 1 lò hấp với công suất 700 bịch/lần nên tự làm ra các loại bịch nguyên liệu. Người nông dân trẻ này đã được Trung tâm Công nghệ sinh học (Sở Khoa học và Công nghệ thành phố) hỗ trợ giống nấm và tư vấn kỹ thuật sản xuất nấm linh chi.
Anh đặt mua mùn cưa từ Gia Lai, trộn với vôi, nước, cám bắp, cám gạo, đóng thành bịch với kích thước 25 x 35cm, rồi đổ vào lò hấp, hấp ở nhiệt độ 1000C trong vòng 12 giờ, để nguội 2 ngày, rải giống vào, rồi xếp lên kệ. Các kệ sắt của anh có đến 4 tầng, mỗi tầng chỉ xếp 1 lớp bịch.
Anh Nhi cho biết, cứ 85 bịch nguyên liệu sẽ cho ra 1kg nấm khô, giá từ 700.000 - 1 triệu đồng/kg, thương lái tranh nhau mua, người tiêu dùng cũng thường xuyên đến trại mua, nên hoàn toàn yên tâm về khâu đầu ra.
Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hòa Vang Hồng Thị Trinh cho biết: “Qua thực tế sản xuất nấm linh chi của 12 hộ nông dân từ giữa năm 2014 đến nay cho thấy, sản xuất loại nấm dược liệu này không khó, nhưng đem lại thu nhập cao và sản phẩm rất dễ tiêu thụ”.
Có thể bạn quan tâm

Cùng gia đình lập nghiệp tại vùng đất Ninh Mã (Vạn Thọ, Vạn Ninh, Khánh Hòa) từ năm 1997 với nhiều khó khăn, nhưng với khát vọng làm giàu, anh Lê Quang Toàn, hội viên nông dân xã Vạn Thọ đã vươn lên trở thành tỷ phú từ việc nuôi tôm.

Một vùng quê ven biển có phù sa màu mỡ, thiên nhiên ưu đãi; con người cần cù, năng động, sáng tạo luôn mạnh dạn ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất… đã tạo ra những bước đột phá bước đầu và đang vươn lên trong phát triển nền nông nghiệp hàng hoá.

Ngày 31/7, Chi cục Thuỷ sản đã tổ chức thả giống hỗ trợ cho các hộ thực hiện Dự án "Xây dựng mô hình chuyển đổi diện tích vùng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản năm 2015" tại xã Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.

Đây là năm thứ hai liên tiếp, nhiều người nuôi ốc hương trong đìa ở các xã Xuân Phương, Xuân Cảnh (TX Sông Cầu, tỉnh Phú Yên) thu tiền tỉ.

Thời gian qua, phong trào nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện Ðầm Dơi (Cà Mau) không ngừng được mở rộng. Nếu như năm 2010, toàn huyện chỉ có khoảng 1.000 ha, thì tính đến cuối tháng 6/2015, diện tích đã nâng lên hơn 2.880 ha, năng suất bình quân đạt từ 5 - 7 tấn/ha/vụ.